General Information
Author:Issued date: 08/08/2008
Issued by:
Content
Hiện trạng chất lượng môi trường nước vùng ven bờ phía Tây Vịnh Bắc Bộ (Phần 1)
3.Kết quả nghiên cứu
3.1.Một số yếu tố môi trường nước cơ bản
3.1.1.Đặc điểm phân bố nhiệt độ
Nhiệt độ trong các năm dao động từ 21,7 – 27,80C, chênh lệch nhiệt độ nướcểtung bình giữa các năm không đáng kể. Theo mặt rộng, nhiệt độ tăng dần từ bắc xuống nam vịnh, vùng đông bắc nhiệt độ dao động từ 23,2 – 27,60C, vùng cửa sông Hồng từ 23,5 – 28,60C và vùng bắc Trung Bộ có dải dao động nhiệt độ trung bình lớn nhất trong ba vùng từ 24,2 – 28,80C, (bảng 1, hình 2).
3.1.2.Đặc điểm phân bố độ muối
Phạm vi quan trắc là vùng gần bờ nên độ mặn bị ảnh hưởng của nguồn nước lục địa do hệ thống các sông đưa ra. Toàn vùng độ mặn thay đổi trong phạm vi lớn, từ 14,4 – 33,6‰, phạm vi biến động độ mặn tầng đáy nhỏ hơn tầng mặt. Tuy chịu ảnh hưởng của nước lục địa nhưng xu thế chung của độ mặn ven bờ tây vịnh Bắc Bộ là tầng mặt luôn nhỏ hơn tầng đáy và tăng dần từ bờ ra khơi (hình 3, bảng 1).
3.1.3.Đặc điểm phân bố ôxy hoà tan (DO – Dissolved Oxygen)
Giá trị ôxy hoà tan tầng mặt cao hơn tầng đáy, giá trị của hàm lượng DO dao động trong khoảng 4,74 – 6,85 mg/l, hàm lượng trung bình (HLTB) tầng mặt 6,19 mg/l, tầng đáy 5,69mg/l. Vùng đông bắc HLTB của DO nằm trong phạm vi 5,76 – 6,10 mg/l. Vùng của sông Hồng dải dao động hàm lượng DO từ 5,64 – 6,08mg/l. Vùng bắc Trung Bộ phân bố hàm lượng DO ổn định hơn, tương ứng từ 5,69 – 6,22 mg/l (bảng 1).
3.1.4.Đặc điểm phân bố chỉ số pH
Nhìn chung nước biển ven bờ phía tây vịnh Bắc Bộ đều có môi trường trung tính và kiềm yếu, riêng vùng ven bờ do ảnh hưởng của khối nước cửa sông giá trị pH thường thấp hơn ngoài khơi. Giá trị pH quan trắc được trong toàn vùng dao động từ 7,18 – 8,27 ở tầng mặt và từ 6,45 – 8,18 ở tầng đáy. Theo mặt rộng: vùng bắc Trung Bộ có giá trị pH cao nhất 7,85 và dao động trong khoảng 7,78 – 8,24; vùng Đông Bắc pH từ 7,56 – 8,25 trung bình là 7,73; vùng của sông Hồng giá trị pH thấp nhất, trung bình là 7,62 (bảng 1).
Bảng 1. giá trị trung bình của nhiệt độ, độ mặn, ôxy hoà tan và pH
Yếu tố | Vùng | T11/2001 | T10/2002 | T10/2003 | Yếu tố | T11/2001 | T10/2002 | T10/2003 |
Nhiệt độ (0C) | Đông Bắc | 23,4 | 26,9 | 27,6 | Oxy (mg/l) | 6,10 | 5,76 | 6,02 |
Cửa sông Hồng | 23,5 | 27,5 | 28,6 | 6,05 | 5,64 | 6,08 | ||
Bắc Trung Bộ | 24,2 | 28,8 | 28,5 | 5,90 | 5,69 | 6,22 | ||
Độ mặn (‰) | Đông Bắc | 31,5 | 29,9 | 29,5 | pH | 8,25 | 7,56 | 7,63 |
Cửa sông Hồng | 30,3 | 29,9 | 30,0 | 8,24 | 7,41 | 7,66 | ||
Bắc Trung Bộ | 32,3 | 28,8 | 27,6 | 8,24 | 7,83 | 7,78 |
(Ghi chú: T11/2001 – tháng 11/2001, T10/2002 – tháng 10 năm 2002, T10/2003 – tháng 10/2003)
Hình 2: Phân bố nhiệt độ (0C) trung bình tháng 10 – 11 các năm 2001 – 2003
Hình 3: Phân bố độ mặn (‰) trung bình tháng 10 – 11 các năm 2001 - 2003
Trần Lưu Khanh
Trần Quang Thư
Trích: Tuyển tập các công trình nghiên cứu "Nghề cá biển", Viện Nghiên cứu Hải sản, Tập 3, 2005
Download