General Information
Author:Issued date: 22/03/2008
Issued by:
Content
Dẫn liệu ban đầu về cá Nục Heo Coryphaena Hippurus Linnaeus (1758) ở vùng biển Việt Nam (Phần 2)
1. Mở đầu
Cá nục heo Coryphaena Hippurus Linnaeus (1758) thuộc nhóm cá nổi lớn, sống ở vùng biển ven bờ và biển khơi. Đây là loài cá thường xuất hiện trong các mẻ lưới rê khơi và các mẻ câu vàng. Nhưng năm gần đây, cá nục heo được xem là đối tượng có giá trị thương phẩm cao.
Trong các báo cáo tổng kết của các chương trình nghiên cứu nguồn lợi hải sản ở vùng biển xa bờ Việt Nam, cá nục heo chỉ được đề cập ở khía cạnh thành phần sản lượng và chưa được phân tích chi tiết. Đáng kể nhất là Báo cáo tổng kết của chương trình hợp tác với Nhật Bản về nghiên cứu nguồn lợi ở vùng biển Việt Nam (gọi tắt là JICA) trong giai đoạn 1995 – 1997. Trong báo cáo này, JICA đã cung cấp cho những dẫn liệu ban đầu về sản lượng khai thác, phân bố tần số chiều dài và độ no dạ dày của các nục heo.
Ở vùng biển Vịnh Thái Lan, cá nục heo chiếm 9,6% tổng sản lượng trong vụ bắc (năm 1997). 5,3% trong vụ nam năm 1998 (Phạm Thược, 1999);
Ở vùng biển giữa biển Đông, cá nục heo chiếm 0,2% trong vụ bắc 1999 (Đoàn Văieät nam Dư, 1999), 0,014% trong vụ nam 1999 (Trần Định, 1999);
Ở vùng biển Việt Nam, cá nục heo chiếm 4,5% trong vụ nam 1999 (Đoàn Văn Dư, 1999), 1,4% trong vụ bắc 2000 (Chu Tiến Vĩnh, 2000);
Sản lượng khai thác tính trên 1kg lưới rê trôi vào năm 200 ở vùng biển khơi đông Nam Bộ là 20,8 kg trong vụ nam và 13,4 kg trong vụ bắc (Dự án đánh giá nguồn lợi sinh vật biển Việt Nam, 2000).
Nguồn lợi hải sản ở vùng biển xa bờ Việt Nam đã và đang được Bộ Thuỷ sản quan tâm. Xác định trữ lượng, thành phần loài, đặc điểm phân bố…chắc chắn sẽ giúp nhiều cho việc khai thác nguồn lợi cá xa bờ trong tương lai. Xuất phát từ vấn đề đó, bài viết này trình bày một số kết quả nghiên cứu về phân bố và sản lượng khai thác cá nục heo bằng lưới rê trôi ở vùng biển Việt Nam.
2. Tài liệu và phương pháp
Tài liệu chính được sử dụng là kết quả các chuyến khảo sát nguồn lợi hải sản bằng lưới rê trôi ở vùng biển Việt Nam của các chương trình sau:
Chương trình hợp tác nghiên cứu nguồn lợi giữa Viện Nghiên cứu Hải sản với JICA vào các tháng 5 -6/1996, 8 – 10/1996 và 5 – 6/1997.
Chương trình hợp tác nghiên cứu nguồn lợi giữa Viện Nghiên cứu Hải sản với Trung tâm phát triển Nghề cá Đông Nam Á (SEAFDEC) vào tháng 5/1999, 10 – 11/2000.
Chương trình hợp tác nghiên cứu nguồn lợi giữa Viện Nghiên cứu Hải sản với Dự án đánh giá nguồn lợi sinh vật biển Việt Nam (ALMRV) vào tháng 4 – 5/2000, 9 -10/2000.
Ngoài các nguồn số liệu kể trên, bài viết này còn sử dụng kết quả khảo sát nguồn lợi hải sản ở vịnh Thái Lan của Chương trình hợp tác Việt Nam – Thái Lan từ 1997 – 1998, nguồn số liệu nhật ký đánh cá do Chương trình khai thác các “Xa bờ” và “Dự báo” cung cấp từ năm 1996 – 2000.
Vùng biển nghiên cứu có giới hạn từ vĩ độ 6000 – 20000N (JICA: 8000 – 18000N, SEAFDEC: 8000 – 20000N, ALMRV: 6000 – 14030N) và từ độ sâu 40m tới kinh độ 112030E, trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
Các chuyến khảo sát của dự án JICA, SEAFDEC được thực hiện tren tàu nghiên cứu biển Đông (1500cv). Tàu được trang bị các thiết bị chuyên dụng như máy dò cá theo chiều thẳng đứng (Echosounder), máy dò cá theo chiều ngang (Sonar), định vị vệ tinh (GPS), máy đo nhiệt độ và độ mặn tự động (CTD)…
Các chuyến khảo sát của Dự án ALMRV được thực hiện trên 3 chiếc tàu lười rê của Vũng Tàu. Tàu được trang bị các thiết bị chuyên dụng như máy dò cá, định vị,…
Ngư cụ được sử dụng là lưới rê trôi với 7 loại kích thước mắt lười gồm từ 10 – 20 cheo, mỗi cheo có chiều dài khoảng 50m, chiều cao từ 8 – 10m. Vàng lưới được bố trí phao tín hiệu và phao vô tuyến.
Thời gian thả lưới vào buổi chiều (từ 16 – 17 giờ) và thu lưới vào sáng ngày hôm sau (từ 4 – 5 giờ). Các thông số liên quan đến ngư trường khai thác và số liệu sinh học đều được thu thập.
Bách Văn Hạnh
Trích trong: Tuyển tập các công trình nghiên cứu “nghề cá biển”, tập 2, Viện Nghiên cứu Hải sản, 2001.
Download