General Information

Author:
Issued date: 05/07/2006
Issued by:

Content


Khoảng hai thập kỷ gần đây, nghành thuỷ sản Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể, đặc biệt là lĩnh vực khai thác hải sản. Tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu của ngành đã tăng từ 205.000 USD (1990) lên 2.240.000.000 USD (2003) (Bộ Thuỷ Sản 2004). Tuy nhiên, kỹ thuật khai thác cùng với số lượng tàu khai thác tăng mạnh, 72.723 chiếc (1990) các loại lên 83.122 chiếc (2003), đã làm cạn kiệt nguồn lợi một cách đáng kể (MOFI 2004). Sự suy giảm nguồn lợi hải sản được phản ánh qua nhiều chỉ số, ví dụ, giảm năng suất khai thác, giảm kích thước cá khai thác, chiều dài thành thục cũng bị suy giảm ở hầu hết các loài cá kinh tế, hiệu quả đầu tư cho khai thác bị giảm mạnh.v.v. Nhìn chung, giá trị của nguồn lợi bị suy giảm đáng kể. Điều này đặt ra cho các nhà quản lý nghề cá nhiều vấn đề hết sức cấp bách để sử dụng, bảo vệ nguồn tài nguyên này một cách hợp lý và  bền vững. Tiếp cận, đánh giá nguồn lợi khách quan, toàn diện và chính xác sẽ là những cơ sở khoa học quan trong cho các nhà quản lý nghề cá đưa ra những mô hình, chính sách phù hợp hơn, nhằm bảo vệ nguồn lợi, môi trường và lợi ích kinh tế của ngư dân cũng như của cộng đồng nói chung. Bài viết này trình bày những đánh giá nguồn lợi hải sản dựa theo một số chỉ số sinh thái học.

 


Download