General Information
Author:Issued date: 24/11/2009
Issued by:
Content
1.Mở đầu
Nghề cá vịnh Bắc Bộ mang tính chất nghề cá quy mô nhỏ, với 98,5% số lượng tàu thuền có công suất máy < 45cv và 95% tổng sản lượng khai thác ở độ sâu < 50m. Nguồn lợi cá có mối liên quan chặt chẽ với trình độ và lực lượng khai thác hải sản trong vùng.
Để có thể phát triển bền vững ngành thuỷ sản, cần phải đánh giá hiện trạng khai thác từ đó sẽ đề ra những kế hoạch chính xác để quản lý, đảm bảo cân đối giữa khai thác và tiềm năng nguồn lợi.
2.Tàu thuyền khai thác hải sản
2.1.Số lượng và cơ cấu tàu thuyền
Những năm gần đây, số lượng tàu thuyền đánh cá của các tỉnh trong vùng vịnh Bắc Bộ có sự biến động đáng kể (bảng 1). Đó là sự thay thế các tàu kích thước nhỏ bằng các tàu có kích thước và công suất máy lớn hơn. Nếu trước đây ở vùng này các thuyền máy công suất nhỏ, cỡ 4 – 10cv rất phổ biến, thì nay đã thay thế hàng loạt bằng các tàu công suất 15 – 33cv.
Bảng 1. So sánh sự biến động cơ cấu tàu thuyền ở vịnh Bắc Bộ năm 1994 và năm 1999
Tên tỉnh | Số lượng tàu (chiếc) | Tổng công suất máy (cv) | Công suất trung bình (cv/tàu) | |||
1994 | 1999 | 1994 | 1999 | 1994 | 1999 | |
Quảng Ninh | 2.924 | 3.030 | 32.044 | 50.800 | 11.0 | 16.76 |
Bảng 1 cho thấy công suất máy tàu của các tỉnh năm 1999 đều tăng so với năm 1994 từ 58,4% tới 155,5%. Công suất máy trung bình của một tàu cũng tăng từ 47,9% tới 209,4% (trừ Thanh Hoá giảm 8%).
Về cơ cấu tàu thuyền khait hác, căn cứ vào báo cáo của các tỉnh năm 1997, ở vịnh Bắc Bộ, 98,55 số lượng tàu có công suất máy < 45cv (bảng 2). Riêng số lượng thuyền thủ công năm 1999 là 2.561 chiếc. Như vậy hầu hết các tàu đánh cá ở các tỉnh trong vùng đều là tàu nhỏ, chỉ có khả năng khai thác ở các vùng ven bờ.
Bảng 2. Cơ cấu đội tàu khai thác hải sản cuả 9 tỉnh trong vùng vịnh Bắc Bộ (năm 1997)
Tổng số tàu máy (chiếc) | Tổng công suất (cv) | Trung bình cv/tàu | < 45 cv | 46 – 48 cv | 85 – 150 cv | 151 – 225 cv | 150 – 400 cv | > 400 cv |
19.456 | 334.629 | 16.4 | 19.161 (97.5%) | 198 | 57 | 21 | 19 | 0 |
2.2. Vật liệu và kích thước vỏ tàu
Các tàu đánh cá của ngư dân hầu hết đóng bằng gỗ, chỉ các xí nghiệp đánh cá quốc doanh mới dùng tàu vỏ sắt công suất máy > 200 cv. Ngoài ra một số nơi còn tồn tại một vài tàu vỏ xi măng lwois thép (thường ở cỡ tàu > 135 cv).
Các tỉnh từ Quảng Ninh đến Quảng Bình đều sử dụng kích thước vỏ tàu nhỏ, kết cấu tàu kém vững chắc, khả năng chịu sóng gió yếu, chỉ đến cấp 5. Do khai thác chủ yếu ở vùng ven bờ nên thời gian một chuyến biển ngắn, thường 1 – 2 ngày. Phần lớn tàu có chiều dài vỏ tàu < 17m.
2.3. Máy tàu
Máy tàu được sử dụng ở vùng vịnh Bắc Bộ phần lớn < 45 cv. Ngư dân thường trang bị một máy 15 cv (máy Trung Quốc) trên các tàu có chiều dài 8 – 10m và 2 máy 15cv (lắp 2 chân vịt trên 1 tàu) trên các tàu có chiều dài 10 – 12m.
Ngoài ra còn dùng máy 15cv để lai máy phát điện, cung cấp ánh sáng để bắt cá.
Những tàu công suất 45cv trở lên, thường sử dụng máy YAMAHA cũ của Nhật hoặc máy của các nước Đông Âu và Liên Xô cũ. Tuy nhiên số lượng các tàu này không đáng kể.
2.4. Các thiết bị trên tàu
Do hầu hết các tàu trong vùng có cỡ nhỏ (< 45 cv), hoạt động ở ngư trường ven bờ, nên các thiết bị trên tàu hết sức đơn giản,
Có thể chia ra làm 2 nhóm sau:
+ Các tàu có công suất máy < 30 cv
Hầu hết các tàu trong nhóm này không trang bị máy tời thu lưới. Việc thu, thả lưới thường bằng tay hoặc sử dụng tời quay tay bằng gỗ. Các tàu chỉ được trang bị la bàn mi ni cầm tay rẻ tiền.
+ các tàu có công suất máy > 30 cv
Việc trang bị thiết bị hàng hải và khai thác cho các tàu khai thác xa bờ rất yếu. Chỉ khoảng 10 – 13% số lượng tàu được trang bị các laọi máy định vị, máy dò cá, máy thông tin liên lạc, tời kéo lưới.
3. Ngư cụ khai thác hải sản
Do cỡ tàu nhỏ nên nghề khai thác của các tỉnh trong vùng biển vịnh Bắc Bộ cũng mang tính chất khai thác ven bờ, nghĩa là quy mô ngư cụ nhỏ, ngư trường hoạt động chủ yếu ở độ sâu < 30m. Đặc biệt các thuyền có công suất máy < 12cv chỉ hoạt động ở cửa sông, ven bờ và đãnh bắt cá kích thước nhỏ.
Theo thống kê của Cục Bảo vệ nguồn lợi - Bộ Thuỷ sản, cơ cấu nghề nghiệp trong vùng như sau (bảng 3).
Bảng 3. Cơ cấu nghề khai thác hải sản của các tỉnh trong vùng biển vịnh Bắc Bộ (đến 2/2000)
Tổng số tàu (chiếc) | Số tàu thuyền phân bố theo nghề (chiếc) | ||||
Lưới kéo | Vây | Rê | Câu | Nghề khác | |
20.207 | 5.764 | 559 | 2.500 | 2.528 | 8.856 |
Như vậy có 3 nghề phát triển mạnh nhất là nghề lưới kéo, chiếm 28,52%, nghề câu chiếm 12,51%, và nghề lưới rê chiếm 12,37% tổng số tàu đánh cá.
3.1. Năng lực khai thác của một số nghề chính
Để thấy rõ hơn, chúng ta xem xét năng lực khai thác của từng loại nghề chính có tỉ lệ sản lượng cao trong vùng biển vịnh Bắc Bộ.
+ Nghề lưới kéo: Đây là nghề chiếm tới 28,52% số lượng tàu thuyền khai thác của cả vùng. Số lượng tàu thuyền khai thác ven bờ gồm 5.456 chiếc, chiếm 94,66% tổng số tàu lưới kéo, trong đó thuyền thủ công chiếm 5,32% với 290 chiếc. Số lượng tàu khai thác xa bờ, công suất máy 90 – 400 cv có 308 chiếc chỉ chiếm 5,34% tổng số tàu lưới kéo trong vùng.
Các tàu khai thác ven bờ chủ yếu là loại có công suất máy 15 – 45cv và làm nghề kéo tôm là chính. Do đặc điểm của nghề khai thác tôm nên vùng hoạt động của các tàu này thường chỉ ở độ sâu < 30m.
+ Nghề lưới vây: Số lượng tàu lưới vây có 559 chiếc, chiếm 11,38% số lượng tàu lưới vây trong cả nước. Tuy vậy, kích thước tàu lưới vây ở đây rất nhỏ, số lượng tàu công suất <45cv chiếm 38,82% tổng số tàu lưới vây trong vùng. Một số tỉnh như Thanh Hoá có hàng trăm chiếc tàu có công suất từ 90 – 150cv, Quảng Bình có gần 30 chiếc tàu có công suất từ 151 – 300cv làm nghề lưới vây, nhưng sản lượng khai thác của các tàu này không ổn định.
+ Nghề câu: Số tàu câu có 2.528 chiếc, trong đó các tàu có công suất máy < 23cv có 1.364 chiếc, chiếm 53,96% số tàu câu trong vùng và các tàu có công suất máy 25 – 45 cv chiếm 46,04%. Hầu hết các tàu này chỉ hoạt động ở vùng ven bờ, cửa sông…
+ Nghề lưới rê: Chiếm 12,37% số lượng tàu thuyền khai thác trong vùng và cũng là nghề có kích thước tàu thuyền rất nhỏ. Tổng số tàu lưới rê là 2.500 chiếc, trong đó thuyền thủ công (thuyề nan, thuyền gỗ nhỏ), thuyền lắp máy < 23 cv có 2.225 chiếc, chiếm 89% tổng số tàu lưới rê, sản lượng bình quân 1 – 4,5 tấn/tàu/năm. Các loại thuyền lắp máy 25 – 84cv chỉ có 233 chiếc, chiếm 9,32%, với sản lượng bình quân khoảng 10,7 tấn/tàu/năm. Loại tàu > 90cv có 42 chiếc, chiếm 1,68%, sản lượng bình quân khoảng 45 tấn/tàu/năm.
3.2. Tỷ lệ khai thác ven bờ của các loại nghề
Kết quả điều tra và ước tính, tỷ lệ sản lượng khai thác ven bờ của cá loại nghề hoạt động ở vịnh Bắc Bộ như sau:
Nghề lưới kéo: 96% Nghề lưới rê: 95,2%
Nghề lưới vây: 79,4% Các nghề khác: 100%
Nguyễn Long
Trích trong: Tuyển tập các công trình nghiên cứu "Nghề cá biển" Viện Nghiên cứu Hải sản, Tập 2, 2001
Download