General Information
Author:Issued date: 07/11/2007
Issued by:
Content
3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
3.1.Cấu trúc thành phần loài
Kết quả khảo sát và phân tích cho thấy: ở khu vực Cát Bà đã thống kê được 131 loài nằm trong 52 giống và 23 họ, khu vực Cô Tô gồm 116 loài thuộc 58 giống và 27 họ. Trong đó, một số họ có số loài phong phú như: họ ngao Veneridae 20 loài, họ sò Arcidae 8 loài, họ hàu Ostreidae 6 loài, họ sò nứa Cardidae 5 loài, các họ khác còn lại phần lớn có từ 1 – 3 loài.
Bảng 1. Các loài ĐVTM hai mảnh vỏ có giá trị kinh tế cao tại vùng biển Cát Bà và Cô Tô
TT | Thành phần loài | TT | Thành phần loài |
| Mytilidae |
| Solenidae (họ móng tay) |
1 | Modiolus philippinarum | 14 | Solen grandis |
| Arcidae (họ sò) |
| Carddiidae (họ sò nứa) |
2 | Arca (A) navicularis | 15 | Trachycardium flavum |
3 | A.ventricosa | 16 | Cardium rugatum |
4 | Anadara subcrenata |
| Veneridae (họ ngao) |
5 | Cuculaea labiata | 17 | Meretrix meretrix |
6 | Barbatia decussata | 18 | M.lusoria |
| Pteridae (họ trai ngọc) | 19 | Dosinia laminata |
7 | Pinctada martensii | 20 | D.sinensis |
8 | P.attenuata | 21 | Venus (Periglypta) callophylla |
| Pectinidae (họ điệp) | 22 | V.crispata |
10 | Chlamys nobilis | 23 | V. (Clausinella) callophylla |
11 | Pecten plica | 24 | Callista sinensis |
12 | Proteopecten sp | 25 | Gafrarium divaricatum |
| Ostreidae (họ hầu) | 26 | G.scriptum |
13 | O.mordax | 27 | G.tumidum |
|
| 28 | Placamen teara |
3.2.Đặc tính phân bố
Sự phân bố thành phần loài và sinh vật lượng ĐVTM hai mảnh vỏ vùng biển Cát Bà & Cô Tô rất khác nhau giữa các điểm khảo sát, đặc biệt là sự khác nhau giữa vùng triều, vùng dưới triều và giữa các vùng sinh thái điển hình. Đặc tính này thể hiện sự đa dạng về thành phần loài và đa dạng về sự phân bố theo các vùng sinh thái khác nhau.
- Vùng triều đáy cát + cát sỏi ven bờ: phân bố của ĐVTM hai mảnh vỏ thể hiện tính thiách nghi với chế độ thuỷ triều. Ở đây đã tìm thấy 98 loài ĐVTM hai mảnh vỏ. Trong đó khu cao triều chỉ gặp 10 loài, khu trung triều có số loài cao hơn khu cao triều tới 4 lần (44 loài) còn khu thấp triều tập trung số loài cao nhất (82 loài) cao gấp 8 lần khu cao triều và 2 lần khu trung triều.
- Dạng bãi triều quanh các đảo nhỏ khu vực xa bờ: nền đáy ở các khu vực này có sự pha trộn giữa cát – đá vụn – san hô chết. Vùng triều thường ngắn, dốc, khu thấp triều hầu như nối trực tiếp với các rạn san hô. Vì vậy, những nơi có san hô phát triển, các tảng san hô nằm ở vùng rạn san hô. Vì vậy, nhưng nơi có ran san hô phát triển, các tản san hô nằm ở vùng rạn là các nơi cư trú (habitat) lý tưởng cho các loài ĐVTM hai vỏ có chân tơ sống bám như các loài thuộc họ Mytilidae, Pteria, Ostrreidae…
- Vùng triều bãi cát: số lượng loài chỉ nằm trong 10 – 25 loài, cao nhất thuộc về bãi Nam Hải và Hồng Vân (Cô Tô) cũng chỉ tìm thấy 25 loài. Đại diện trong vùng này là các loài sống vùi, di động chậm, có chế độ ăn lọc như các loài trong họ ngao Veneridae.
- Trên các bãi triều rạn đá: có sự đa dạng về thành phần loài do có nhưng nơi cư trú lý tưởng cho các laòi sống bám và ẩn náu kẻ thù, tìm thấy 18 loài ở dạng sinh cảnh này và điển hình là các loài thuộc họ hầu Ostrea spp sống thành từng đám lớn trên các bờ đá và họ vẹm Mytilidae.
- Bãi triều rừng ngập mặn: chỉ thấy chủ yếu ở phía đông bắc đảo Cô Tô lớn, do rừng ngập mặn ở đây mọc trên cát, nên rừng rất thưa thớt, nền đáy là cá, ĐVTM hai mảnh vỏ twong đối nghèo (5 loài), không giống như các vùng rằng ngập mặn đáy bùn khác ở phía bắc Việt Nam (25 – 70 loài).
- Vùng dưới triều: Đây là vùng có số lượng loài phân bố nhiều hơn cả, kết quả đã thống kê được 90 loài phân bố ở khu vực này, trong số này các họ có số lượng loài nhiều gồm họ điệp Pectinidae, họ bàn mai Pinnidae, họ sò Ảcidae, họ sò nứa Cardiidae, họ trai ngọc Pteriidae, họ vẹm Mytilidae.
3.3.Sinh vật lượng
- Sinh vật lượng ĐVTM hai vỏ trên bãi triều có nền đáy hỗn hợp (cát + sỏi + vỏ nhuyễn thể + san hô chết….): Tương tự như xu thế phân bố số lượng loài, sinh vật lượng trung bình ĐVTM hai mảnh vỏ đạt cao nhất ở khu vực thấp triều (86 cá thể/m2 – 35,04 g/m2), tiếp theo là khu vực trung triều (24 cá thể/m2 – 18,53 g/m2), còn khu vực cao triều có sinh vật lượng thấp nhất (9 cá thể /m2 – 11,05g/m2).
- Sinh vật lượng trên các bãi triều rạn đá: Các bãi triều này thường có nền đáy là đá tảng, đá cục hoặc các vỉa đá. Đặc trưng của hệ sinh vật vùng triều này là sự chiếm ưu thế của các quần xã sinh vật sống bám, đại diện điển hình là các loài thuộc hộ hầu (Ostrea ssp), chúng phân bố ở khu vực trung triều. Trong vùng này thường có nhiều loài sinh vật khác cùng chung sống như: ốc, cua sống bò hoặc các loài sống bám có hệ trên tơ phát triển như sò đá, vẹm xanh, trai ngọc…Ở các vùng triều dạng này, khu trung triều là nơi thường có sinh vật lượng ĐVTM hai vỏ cao hơn so với khu vực cao và thấp triều, đồng thời cũng là nơi sản sinh ra năng suất sinh học cao nhất. Kết quả khải sát còn cho thấy sự khác nhau rất lớn về sinh vật lượng của ĐVTM hai vỏ trên vùng triều rạn đá giữa khu vực Cát Bà (trung bình 60 các thể/m2, 231,06 g/m2) và Cô Tô (trung bình 21 cá thể/m2, 75,14 g/m2) do vùng Cát Bà có bãi triều rạn đá quanh các đảo nhỏ nhiều hơn so với khu vực Cô Tô (chủ yếu là bãi triều đáy cát – cát bùn).
- Sinh vật lượng trên các vùng rạn san hô: Hệ sinh thái rạn san hô là nơi cư trú lý tưởng cho các loài sinh vật biển đặc biệt là cá nhóm loài ĐVTM hai vỏ có chân tơ sống bám. Những vùng có san hô phân bố phổ biến như Vạn Bội, Đầu Bê, Hang Trai, Cát Dứa, Tùng Ngón (Cát Bà) và Hồng Vàn, Bắc Vàn (Cô Tô) đều thấy có ĐVTM hai vỏ phân bố với sinh vật lượng cao (trung bình 12 cá thể/m2; 18,04 g/m2).
3.4.Các loài có giá trị kinh tế
Trong số hơn 131 loài (Cát Bà) và 116 loài (Cô Tô) thì có tới khoảng 28 loài ĐVTM hai mảnh vỏ có giá trị kinh tế cao thường xuyên được khai thác làm thực phẩm, xuất khẩu, đồ mỹ nghệ (bảng 1), trong đó:
- Nhóm xuất khẩu: bào ngư (Haliotis diversicolor), sò huyết (Anadara granosa), trai ngọc (Pinctada martensii), ngọc nữ (Pteria pinguin), tu hài (Lutraria philippinarum), ngao (Meretrix meretrix), vẹm xanh (Perna viridiss),…
- Nhóm làm thực phẩm: ngao (Meretrix meretrix, M.lusoria), ngó đỏ (Chinese sinensis), trùng trục (Sinonovacula sinonovacula), hầu (Ostreidae), điệp (Chlamys nobilis, Amusium pleuronectes, A. japonicum), xút (Anomalocardia producta), sò nứa (Vasticardium flavum), sò lông (Anadra subcrenata), sò xanh (Barbatia virescen), phi phi (Hiatula diphos), vv.
- Nhóm làm đồ trang sức, thủ công mỹ nghệ: Một số loài trai sau khi sử dụng phần thịt làm thực phẩm. phần vỏ còn lại có thể gia công thành đồ mỹ nghệ rất được ưa chuộng, như các loài trong họ trai ngọc, họ điệp. Hai loài này có khả năng tạo ngọc, ngọc điệp là một trong những loại trang sức rất quý được thị trường nước ngoài ưa dùng hiện nay. Ngoài ra, vỏ của hầu hất các loài 2 mảnh cỡ to đều có thể sử dụng làm đồ thủ công mỹ nghệ.
- Nhóm làm thuốc: Các loài bào ngư (H.diversicolor, H,asinina), ngó đỏ (C.sinensis) có thể ngâm rượu chế thành thuốc bổ, ngọc trai dùng để chữa bệnh thần kinhv.v..
- Nguồn gen quý hiếm: Các loài quý hiếm bao gồm: trai ngọc (Pteria margaritifera Pinctadâ martensii), vẹm xanh (Mytillus smaragdinus), tu hài (Lutraria philippinarum). Các loài này hiện nay có số lượng còn rát ít, đang bị khai thác mạnh và có nguy cơ diệt vong, cần phải có biện pháp bảo vệ.
- Trữ lượng một số loài có giá trị kinh tế cao: Nhóm ĐVTM hai mảnh vỏ đã và đang đóng vai trò rất quan trọng trong ngành sản xuất thuỷ sản, góp phần không nhỏ đến nề kinh tế biển nước ta. Theo số liệu thống kê từ nhưng năm 1997, 1998, 2003 (Đỗ Công Thung, 2003) và kết quả nghiên cứu trong hai năm 2003 – 2004, trung bình mỗi năm ở cả hai khu vực Hải Phòng và Quảng Ninh khai thác được trên 15.000 tấn động vật thân mềm hai mảnh vỏ. Trong đó ngao (Meretrix sp) có sản lwongj cao nhất (8.000 tấn), ngó 2.000 tấn, sò huyết 600 tấn, điệp 390 tấn, hầu cửa sông 300 tấn, trai ngọc (Pinctada martensii) khoảng 1 – 1,5 triệu con, bào ngư (H.diversicolor) 3 – 5 tấn tươi/năm và các nhóm khác trên 4.000 tấn.
3.5. Mức độ đa dạng sinh học khu vực Cát Bà và Cô tô
Kết quả nghiên cứu và phân tích chỉ số đa dạng sinh hoạc tại khu vực Cát Bà và Cô Tô cho thấy:
- Chỉ số Shannon – Weaver H’ dao động từ 1,26 – 2,58 (Cát Bà) và 1,45 – 1,94 (Cô Tô).
- Chỉ số cân bằng J’ dao động từ 0,42 – 0,61 (Cát Bà) và 0,57 – 0,83 (Cô Tô).
Kết quả nghiên cứu trên cho thấy mức độ đa dạng sinh học của lớp động vật thân mềm hai mảnh vỏ tại Cát Bà và Cô Tô tương đối cao so với các vùng khác ở ven biển và xung quanh đảo ở phía đông bắc Việt Nam (Đỗ Công Thung, 2003).
3.6. Đánh giá chung về tiềm năng bảo tồn khu vực Cát Bà – Cô Tô
Từ những kết quả nghiên cứu về khu hệ ĐVTM hai mảnh vỏ và đánh giá nguồn lợi các sinh vật biển khác cho thấy, khu vực Cát Bà – Cô Tô có tiềm năng lớn để thiết lập khu bảo tồn thiên nhiên biển, thể hiện ở những mặt thuận lợi sau: Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho sinh vật phát triển. Chất lượng nước chưa bị ô nhiễm. Chất đáy chủ yếu là đá gốc, rất thuận lợi cho rạn san hô phát triển. Mặc dù trong những năm gần đây, một số rạn san hô bị huỷ hoại nghiêm trọng, nhưng nhìn chung nhiều rạn san hô còn đang trong tình trạng tốt nếu có những biện pháp bảo vệ kịp thời. Tính đa dạng về thành phần loài cao. Nhiều loài quý hiếm và đặc hữu cho vùng biển Vịnh Bắc Bộ. Đa dạng hệ sinh thái, có đầy đủ các hệ sinh thái cơ bản của vùng biển nhiệt đới như: hệ sinh thái rạn san hô, rong cỏ biển, vùng triều, tùng áng, vịnh, v.v. Nguồn lợi tự nhiên ĐVTM hai mảnh vỏ và sinh vật biển khác nói chung của hai khu vực này thuộc loại lớn trong khu vực vịnh Bắc Bộ.
Nguyễn Quang Hùng
Trích trong: Tuyển tập các công trình nghiên cứu "nghề cá biển", Viện Nghiên cứu Hải sản,Tập 3, 2005
Download