General Information
Author:Issued date: 11/09/2007
Issued by:
Content
3.3. Dịch vụ hậu cần kết hợp với khai thác hải sản.
Xem xét vấn đề này, chúng tôi thấy 2 trường hợp có thể xảy ra:
a. Khi có đủ cá để thu mua:
Từ những phân tích ở mục 3.1, nhận thấy ràng, để đảm bảo hiệu quả kinh tế, tàu dịch vụ chỉ nhổ neo khi biết chắc số lượng cá sẽ thu mua được trên biển của một cụm tàu đánh cá đã đủ một chuyến chuyên chở (thông qua hệ thống liên lạc giữa các tàu đánh cá và bộ phận chỉ đạo mua ở đất liền). Nghĩa là trong quá trình hoath động trên biển của tàu dịch vụ, tàu luôn luôn chạy từ tàu đánh cá này sang tàu đánh cá khác và chỉ dừng lại để bốc cá từ tàu đánh cá này sang mà thôi. Vì vậy, muốn kết hợp dịch vụ với khai thác, các ngư cụ được sử dụng phải có tính năng phù hợp với khai thác, các ngư cụ được sử dụng phải có tính năng phù hợp với đặc điểm này của tàu.
Sau khi xem xét, thấy chỉ có duy nhất nghề câu cá ngừ vằn bằng cần câu là đáp ứng được yêu cầu trên.
Sử dụng nghề câu cá ngừ vằn bằng cần câu có các ưu điểm sau:
- Trong quá trình tàu dịch vụ chạy trên biển, rất có thể gặp được các đàn cá ngừ vằn. Vì vậy, nếu kết hợp khai thác luôn đàn cá này là ta đã tiết kệm được khá nhiều nhiên liệu mà các tàu câu cá ngừ khác phải bỏ ra để tìm kiếm.
- Thời gian tàu dùng lại để khai thác đàn cá này chỉ mất 1 – 2 giờ và sản lượng có thể đạt từ 1 – 10 tấn.
- Trang bị ngư cụ (cần và dây câu) hết sức gọn nhẹ, rẻ tiền, không chiếm chỗ và ảnh hưởng gì đến hoạt động thu mua của tàu dịch vụ.
Tuy nhiên vẫn còn một vài khó khăn khi áp dụng nghề này. Vì nghề này được áp dụng rất có kết quả ở Nhật Bản, nhưng lại chưa có ở Việt Nam. Vì vậy cần phải cử người đi thực tập thao tác kỹ thuật hoặc mời chuyên gia sang hướng dẫn kỹ thuật.
b. Khi không đủ cá để thu mua:
Khi lượng cá không đủ chuyến cho tàu thu mua, tàu phait nằm một số ngày ở bờ để chờ đợi. Trong trường hợp này có nên cho tàu dịch vụ đi đánh cá không và nên dùng loại ngư cụ nào?
Theo ý kiến chung thì không nên vì những lý do sau:
- Kích thước vỏ tàu và công suất máy của tàu dịch vụ thường lớn hơn các tàu đánh cá nhiều nên chi phí rất lớn. Vì vậy nếu sử dụng tàu dịch vụ đi đánh cá sẽ không có hiệu quả kinh tế.
- Kết cấu boong của tàu dịch vụ không phù hợp với các nghề, nếu so với các tàu đánh cá, nên sản lượng không thể bằng các tàu đánh cá .
Như vậy, sử dụng tàu dịch vụ đi đánh cá sẽ phải chi phí lớn hơn nhưng thu nhập lại thấp hơn các tàu đánh cá. Do đó chỉ nên kết hợp nghề câu cá ngừ vằn trên các tàu dịch vụ trong quá trình tàu chạy trên biển thu mua cá, nhân tiện phát hiện được cá ngừ.
4. Các mô hình dịch vụ hậu cần trên biển hiện có
4.1. Mô hình của nậu cá
Như đã nêu ở trên việc, tiêu thụ cá hiện nay vẫn do mạng lưới các chủ nậu cá đảm nhiệm. Một nậu cá cỡ lớn có thể thu mua sản phẩm của vài chục đến hàng trăm tàu đánh cá. Giữa các chủ tàu đánh cá và nậu cá đã có mối quan hệ tiêu thụ cá, vay nợ lẫn nhau rất chặt chẽ thông qua các “hợp đồng miệng”. Thường các nậu cá chỉ thu mua tại các bến cá trên đất liền, nhưng ở những vùng trọng điểm nghề cá (các tỉnh Nam Bộ), một vài nậu cá đủ mạnh để có thêm những chiếc tàu thu mua trên biển. Như vậy, với mô hình của các nậu cá này, họ đảm bảo được các điều kiện thu mua như:
- Có đủ số tàu cá để thu mua cá.
- Có sự thoả thuận trước thông qua “hợp đồng miệng”, về địa điểm thu mua và cách thu mua.
- Có giá cả và phương thức thu mua rất linh hoạt Mô hình của nậu cá trong thực tế đã phát huy tác dụng tốt trong bối cảnh các tàu chưa ra hẳn xa bờ để khai thác.
4.2. Mô hình của các chủ tàu lớn
Hiện nay ở các tỉnh phái nam đã có những chủ tàu có từ 8 – 14 tàu đánh cá cỡ lớn (loại 200 – 300cv). Một số chủ tàu đã sử dụng một trong số các tàu đánh cá này để gom cá của các tàu còn lại về bờ. Cách làm này có nhưng ưu điểm sau:
- Thông qua thông tin với bờ, họ chọn đúng thời điểm khi giá cá cao nhất, gom cá về để bán, (trong khi các tàu đánh cá đơn lẻ chưa đầy tàu, chưa mang cá về được).
- Việc gom cá đã dữ được chất lượng cá còn tốt do không phải bảo quản lâu ngoài biển, vì vậy giá cá cao hơn.
- Không cần có tàu chuyên dịch vụ, vì vậy khi không có cá hoặc ít cá, các tàu vẫn đánh cá bình thường.
5. Khuyến nghị
5.1. Việc bảo quản sản phẩm sau thu hoach vẫn còn có nhiều bất cập. Vì vậy cần có những cải tiến và hướng dẫn ngư dan các công nghệ bảo quản có hiệu quả nhằm giữ gìn chất lượng sản phẩm tốt hơn.
5.2. Cần sớm có các hình thức dịch vụ hậu cần thu mau cá trên biển một cách hợp lý để phục vụ cho việc khai thác xa bờ.
5.3. Hiện nay, số lượng tàu khai thác hải sản phát triển rất tự phát và gần như chưa có quy hoạch cụ thể cho từng vùng biển về:
- Cơ cấu nghề nghiệp hợp lý.
- Cỡ loại tàu thuyền phù hợp và số lượng tàu thuyền cần phát triển.
- Vấn đề giảm bớt sức ép khai thác vùng ven bờ.
Vì vậy, cần phải quan tâm nghên cứu và giải quyết đúng mức, kịp thời các vấn đề trên.
Nguyễn Long
Trích trong tuyển tập Các công trình nghiên cứu “Nghề cá Biển ” Tập 2 (2001) của Viện nghiên cứu Hải Sản
Download