General Information
Author: Trần Văn Hướng, Nguyễn Văn Hiếu, Đỗ Anh Duy, Hoàng Thị Thùy Dương, Vũ Quyết Thành, Bùi Minh Tuấn, Đồng Thị Dung, Nguyễn Khắc BátIssued date: 31/12/2021
Issued by: Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Content
Tóm tắt:
Kết quả nghiên cứu các mẫu vật từ hai chuyến điều tra năm 2020 -2021 tại 06 đảo thuộc quần đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa đã xác định được loài Hippopus hippopus phân bố tại đảo Tốc Tan, đảo Thuyền Chài và đảo Đá Lớn. Khu vực phân bố là “Hồ giữa bãi” và “bề mặt bãi cạn” ở nền đáy cát có sự phân bố của cỏ biển và san hô. Mật độ phân bố tại đảo Thuyền Chài là 3,83 cá thể/500m2 và Tốc Tan là 3,80 cá thể/500m2, đảo Đá Lớn là 1,00 cá thể/500m2. Phương trình tương quan chiều dài khối lượng theo phương trình Wt = 0,015L2,201 (R² = 0,813), phương trình tương quan chiều dài và khối lượng vỏ theo phương trình Wv= 0,001L2,542 (R² = 0,913). Tần suất bắt gặp nhóm chiều dài từ 150 mm - 200 mm chiếm tỷ lệ cao nhất 33,33%, tần suất bắt gặp nhóm khối lượng cơ thể dưới 2.000 g chiếm 90,32% và tần suất nhóm có khối lượng vỏ dưới 1.000 g chiếm 60,10%. Độ sâu phân bố dao động từ 1,0-5,5 m nước và tập chung nhiều ở dải độ sâu từ 1,0-2,5 m nước chiếm gần 50%. Kết quả nghiên cứu có ý nghĩa quan trọng làm cơ sở khoa học cho việc đánh giá nguồn lợi tại một số đảo và cần mở rộng phạm vi nghiên cứu ra toàn vùng biển quần đảo Trường Sa để có căn cứ khoa học khoanh vùng bảo tồn và phát triển nguồn lợi.
Từ khóa: Quần đảo Trường Sa, trai tay gấu, phân bố, mật độ, tần suất.
Abstract
The research results on samples from two surveys in 2020-2021 at 06 islands of Truong Sa archipelago, Khanh Hoa Province. This research has confirmed Hippopus hippopus species distributed in Toc Tan, Thuyen Chai and Da Lon island. The distribution area is “Mid-bank lake” and “shoal surface” in the sandy bottom with the distribution of seagrass and coral. The distribution density at Thuyen Chai island was 3.83 individuals/500m2, Toc Tan island was 3.80 individuals/500m2, and Da Lon island was 1.00 individuals/500m2. The relationships between the different shells length and live weight were best expressed by the equation Wt = 0.015L2.201 (R² = 0.813). The relationship between shell length and empty shell weight was best expressed by the equation Wv= 0.001L2,542 (R² = 0.913). The length group from 150 mm to 200 mm had the highest frequency (33.33%), the group with body weight under 2,000 g had the highest frequency (90.32%), and the empty shell weight group under 1,000 g had the highest frequency (60.10%). The distribution depth ranged from 1.0-5.5 m of water and concentrated in the depth range from 1.0-2.5 m (about 50%). The research results have an important significance as a scientific basis for assessing the resources in some islands. Therefore, it is necessary to expand the research scope to the entire Truong Sa archipelago to have a scientific basis for the study of zoning for conservation and development of resources.
Key words: Truong Sa archipelago, bear paw clam, distribution, density, frequency
Download