General Information

Author: Vũ Việt Hà và Nguyễn Viết Nghĩa
Issued date: 20/11/2020
Issued by: Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Content


Tóm tắt:

Số liệu điều tra bằng lưới rê trôi trong mùa gió Tây Nam năm 2018 được sử dụng để đánh giá hiện trạng đa dạng loài, thành phần sản lượng và năng suất khai thác nhóm nguồn lợi hải sản tầng mặt ở vùng biển xa bờ Trung Bộ và Đông Nam Bộ. Phạm vi điều tra nằm trong khoảng 7o00N - 15o00N vĩ độ Bắc và  giới hạn Đông là đường kinh tuyến 112o00E, gồm 60 trạm thu mẫu cố định. Mẫu được thu bằng các tàu lưới rê BV-7895-TS, BV-9325-TS và BV-9334-TS, sử dung 4 loại kích thước mắt lưới khác nhau là 2a=73mm; 85mm; 100mm; 123mm. Kết quả điều tra cho thấy, nguồn lợi hải sản tầng mặt trong vùng biển điều tra có sự suy giảm mạnh theo thời gian với năng suất khai thác trung bình chung dao động ở mức dưới 20 kg/km lưới, giảm khoảng 44,4% so với giai đoạn 2011-2012 và giảm 64,6% so giai đoạn 2000-2005. Tần suất xuất hiện của hầu hết các loài ưu thế giảm so với các chuyến điều tra trước đây. Chuyến điều tra chỉ bắt gặp 65 loài thuộc 48 giống, 24 họ, bằng 59,6% tổng số loài bắt gặp trong các chuyến điều tra ở giai đoạn 2011-2012 và bằng 29,3% tổng số loài bắt gặp trong giai đoạn 2000-2005. Thành phần loài và thành phần sản lượng khai thác mang đặc trưng riêng cho từng loại kích thước mắt lưới nhưng cũng có sự tương đồng ở một số chỉ số nguồn lợi. Trong đó, thành phần loài và thành phần sản lượng của lưới 2a=73mm khác xa với các loại lưới còn lại, loại lưới 2a=85mm và 2a=100mm tương đồng về thành phần loài, lưới 2a=100mm và 2a=123mm tương đồng về sản lượng khai thác. Kết quả điều tra góp phần cung cấp thông tin khoa học cho việc điều chỉnh cường lực khai thác phù hợp với hiện trạng nguồn lợi, hướng tới đối tượng khai thác chính và giảm thiểu khai thác không chủ ý các loài hải sản.

Từ khóa: nguồn lợi hải sản tầng mặt, thành phần loài, thành phần sản lượng, năng suất khai thác, lưới rê trôi

Abstract:

The drift gillnet survey data conducted during the southwest monsoon season off the coast of the Central and South-Eastern Sea of Vietnam was used to evaluate the species composition, catch composition and catch rate of the pelagic fishery resources in the surveyed area. The survey covered an area from 7o00N - 15o00N and limited eastward by the longitude 112o00E with 60 fixed sampling stations. The specimens were sampled by the commercial fishing vessels BV-7895-TS, BV-9325-TS and BV-9334-TS using the drift gillnet with 4 different stretched mesh sizes as 2a=73mm; 85mm; 100mm; 123mm. Results of the survey indicated the depletion of the pelagic fishery resources in the surveyed area with the overall mean catch rate below 20 kg/km net, which decreased of 44,4% and 64,6% in comparison to that of the surveys during the periods 2011-2012 and 2000-2005, respectively. There were only 65 species belonging to 48 genera in 24 families encountered during the survey, equal to 59.6% of the total number of species caught during the 2000-2005 and 29.3% for the period 2011-2012. The frequency of occurrence of the dominant species was also lower than that of the previous surveys. The species composition and catch composition were different among the mesh sizes, indicating the gear selectivity of the net. Cluster analysis indicated the difference in catching efficiency of the mesh 2a=73mm to others whilst the mesh 2a=85mm, 100mm and 123mm showed the similarity in species composition and catch composition. The survey results support scientific information for adjusting fishing effort by the potential fishery resources, target species and minimizing the by-catch in the drift gillnet fisheries in Viet Nam

Keywords: pelagic fishery resources, species composition, catch composition, catch rate, drift gillnet


Download