General Information
Author: Nguyễn Văn HướngIssued date: 25/12/2019
Issued by: Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Content
Tóm tắt
Vùng biển Đông Nam Bộ là ngư trường có trữ lượng và khả năng khai thác nguồn lợi cá lớn nhất cả nước với trữ lượng ước tính khoảng 1,119 triệu tấn. Trong đó, cá nổi nhỏ chiếm 79,7% tổng sản lượng của vùng. Giữa hai mùa gió, trữ lượng nguồn lợi có sự biến động rất lớn, ước tính khoảng 1,24 triệu tấn trong mùa gió Đông Bắc và 539 ngàn tấn trong mùa gió Tây Nam. Trong mùa gió đông bắc, ngư trường khai thác cá nổi nhỏ có phạm vi rộng hơn, bao gồm các vùng ven biển Bình Thuận đến Vũng Tàu, khu vực ngoài khơi từ Côn Đảo ra đến phía nam quần đảo Trường Sa (phạm vi ra đến kinh tuyến 113,0oE). Ngư trường trong mùa gió Tây Nam cũng gần tương tự mùa gió đông bắc nhưng phạm vi phân bố hẹp hơn. Kết quả phân tích thấy rằng, giữa năng suất khai thác cá nổi nhỏ với các yếu tố hải dương môi trường có quan hệ khá chặt chẽ với nhau trong cả hai mùa gió (hệ số tương quan bội R0 trong khoảng 0,5-0,7). Năng suất khai thác cá nổi nhỏ có mối tương quan thuận với nhiệt độ nước biển trong mùa gió đông bắc, tương quan nghịch trong mùa gió tây nam và chúng có mối tương quan nghịch với độ muối trong cả hai mùa gió. Hàm lượng chlorophyll a và mật độ động năng rối có mối quan hệ thuận với năng suất khai thác cá nổi nhỏ trong cả hai mùa gió, nghĩa là ở những nơi giàu dinh dưỡng, mức độ xáo trộn khối nước tốt thì sẽ cho năng suất khai thác cá nổi nhỏ cao và ngược lại.
Từ khóa: Cá nổi nhỏ, Đông Nam Bộ, Chỉ số thích ứng sinh thái.
Abstract:
Vietnam's southeast sea area has the highest reserves and the ability to exploit marine resources in the country with an estimated reserve of 1,119 million tons. In particular, small pelagic fish accounts for about 79.7% of the region's total production. During the Northeast monsoon season, small pelagic’s fishing grounds are distributed in a wider range, including the coastal area from Binh Thuan to Vung Tau provine, the offshore area from Con Dao to the southern of Truong Sa Islands. The analytical results show that, mall pelagic catch per unit effort and environmental oceanic factors have a close relationship in both the Northeast and the Southwest monsoon (R0 in the range of 0.5-0.7). Small pelagic catch per unit effort is positively correlated with sea surface temperature during the northeast monsoon, negatively correlated during the southwest monsoon. Small pelagic catch per unit effort has a negative correlation with salinity and is positively correlated with chloroophyll a and EKE during both the northeast and southwest monsoon.
Key word: Small pelagic, Southeast sea region of Viet Nam, Suitability Index
Download