General Information

Author: Đỗ Anh Duy, Trần Văn Hướng, Hoàng Thị Hồng Liên, Vũ Thị Thu Huyền, Lê Thị Hồng Minh, Đoàn Thị Mai Hươn, Phạm Văn Cường, Hye Gwang Jeong, Nguyễn Văn Hùng, Cao Đức Tuấn
Issued date: 31/12/2021
Issued by: Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Content


Tóm tắt

Vùng biển Bái Tử Long, thuộc Vườn quốc gia Bái Tử Long, tỉnh Quảng Ninh có giá trị đa dạng sinh học cao, tài nguyên sinh vật phong phú, có tiềm năng lớn cho nuôi cấy, phân lập các chủng vi nấm biển có hoạt tính sinh học. Kết quả thu thập mẫu vật từ ngày 27/8/2019 - 02/9/2019 tại vùng biển Bái Tử Long bằng phương pháp lặn sâu có khí tài SCUBA đã thu thập được 128 mẫu vật gồm 15 mẫu nước, 15 mẫu trầm tích và 98 mẫu sinh vật biển phục vụ cho nghiên cứu phân lập vi nấm biển. Trong các mẫu vật sinh vật biển, Hải miên thu thập được 42 mẫu của 24 loài; tiếp đến là động vật Thân mềm (26 mẫu, 13 loài); động vật Da gai (14 mẫu, 8 loài); San hô mềm (5 mẫu, 3 loài); động vật Giáp xác (3 mẫu, 2 loài); Rong biển (1 mẫu, 1 loài) và các nhóm khác (Hải quỳ, Hải tiêu, Giun đốt: 7 mẫu, 5 loài). Từ các mẫu biển thu thập đã phân lập được 25 chủng vi nấm biển với hình thái và màu sắc khuẩn lạc khác nhau. Các chủng vi nấm biển đã phân lập có nguồn gốc đa dạng, trong đó Hải miên có số lượng vi nấm biển được phân lập nhiều nhất (9 chủng); tiếp đến là trầm tích (6 chủng); động vật Da gai (3 chủng); động vật Thân mềm (2 chủng); Hải quỳ (2 chủng) và Rong biển (2 chủng). Thử nghiệm hoạt tính kháng viêm cho thấy 18/25 chủng vi nấm biển thể hiện hoạt tính ức chế sản sinh NO kích hoạt bởi LPS trên tế bào RAW264.7 ở các nồng độ thử nghiệm. Trong đó, đã xác định được giá trị IC50 của 3 chủng vi nấm biển (M561, M425 và M586) và chủng M561 có giá trị IC50 tương tự với chứng dương Butein (9,63 ± 0,23 µg/ml so với 4,57 ± 0,22 µg/ml). Các kết quả thu nhận được cho thấy vi nấm biển tại vùng biển Bái Tử Long là nguồn nguyên liệu tiềm năng để phân lập các hợp chất có hoạt tính kháng viêm phục vụ cho các ngành công nghiệp, y học và dược liệu biển.

Từ khoá: Bái Tử Long, kháng viêm, sinh vật biển, vi nấm biển, Việt Nam.

Abstract:

The Bai Tu Long Bay, part of Bai Tu Long National Park - Quang Ninh Province, known to have rich marine resources with very high biodiversity, has high potentials for isolation of biological active marine-derived fungi. In the period of August 27 to September 2, 2019, a marine sample collection field trip was carried with the aid of SCUBA diving. During that time, 128 samples of 15 sediments, 15 waters and 98 marine organisms were collected for the purpose of marine fungi isolation, of which, there were 42 samples of 24 sponge species; 26 samples of 13 mollusk species; 14 samples of 8 echinoderms species; 5 samples of 3 soft coral species; 3 samples of 2 crustacean species; 1 sample of 1 seaweed species; and others (sea ​​anemone, sea pepper, sea worms: 7 samples of 5 species). From the collected marine samples, 25 strains of marine-derive fungi was isolated with the distinct color and morphological appearances. These strains had diverse origins, including, sponges predominated (9/25 strains), followed by sediments (6/25 strains), echinoderms (3/25 strains); mollusks (3/28 strains), sea ​​anemone (2/25 strains) and algae (2/25 strains). Among isolated marine-derived fungi strains, 18/25 strains shown anti-inflammatory activities through the inhibition of NO formation induced by LPS in RAW264.7 cells.  Of which, the IC50 value of 3 strains had been determined (M561, M425 and M586) and the strain M561 had the IC50 value similar to that of positive reference Butein (9,63 ± 0,23 µg/ml in comparison with 4,57 ± 0,22 µg/ml). Obtained results shown that the isolated fungi strains are a good source for further studies in identification of anti-inflammatory compounds toward applications in industries, medicals and pharmaceuticals.

Key words: Anti-inflammatory, Bai Tu Long, marine organism, marine-derived fungi, Vietnam’s East Sea.


Download