General Information

Author: Hoàng Đình Chiều, Đinh Thanh Đạt, Mai Công Nhuận, Nguyễn Hoàng Minh, Hoàng Minh Giang
Issued date: 31/12/2021
Issued by: Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Content


Tóm tắt

            Nhằm có cơ sở cho việc đề xuất các khu vực tiềm năng thả rạn nhân tạo tại vùng biển Thái Bình, Viện nghiên cứu Hải sản đã phân tích dữ liệu lịch sử và tổ chức 01 chuyến khảo sát lặn SCUBA đánh giá cấu trúc nền đáy và thu mẫu môi trường, sinh vật vào tháng 9/2020. Kết quả cho thấy, vùng biển Thái Bình có sự đa dạng thành phần loài hải sản cao, với tổng số 427 loài được xác định thuộc 100 họ. Các đội tàu hoạt động khai thác ở tỉnh Thái Bình chủ yếu hoạt động hoạt động ở vùng ven bờ, với đội tàu kéo đôi chiếm đa số. Vùng biển Thái Bình có độ sâu dao động từ 0 – 35m, nền đáy là bùn, cát, đá với lớp bùn bao phủ bề mặt khoảng 30 – 80cm, tiếp dưới là dạng đáy cứng. Dựa trên tiêu chí ưu tiên và kết quả thực địa, địa điểm tiềm năng thả rạn nhân tạo ở vùng biển Thái Bình gồm điểm A có tọa độ trung tâm là 20o24’377’’E & 106o46’370’’N và điểm B có tọa độ trung tâm là 20o17’166’’E & 106o46’484’’N. Cấu trúc rạn nhân tạo phù hợp cho vùng biển Thái Bình là dạng hình hộp chữ nhật kích cỡ 4x5x6m. Đây là cơ sở khoa học quan trọng cho việc thực hiện chương trình tạo dựng bãi rạn nhân tạo vùng biển ven bờ tỉnh Thái Bình nhằm bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi hải sản giai đoạn 2021-2025.

Từ khóa: phục hồi nguồn lợi, rạn nhân tạo, Thái Bình

Abstract

            With the purpose of finding potential areas for artificial reef construction in Thai Binh, the Research Institute for Marine Fisheries has implemented a survey field trip and SCUBA diving to check the sea bottom, marine environment and resources in September, 2020. The results showed that species diversity was high in Thai Binh sea, with a total of 427 species and 100 families. The fishing boats have been mostly operated on the onshore areas and the trawl-net boats were predominant in Thai Binh. The Thai Binh water depth was from 0 – 35m. The sea bottom was hard and covered by a mud layer of 30 – 80cm. The potential stations for artificial reef construction have been proposed in Thai Binh sea, including: Station A (20o24’377’’E & 106o46’370’’N) and station B (20o17’166’’E & 106o46’484’’N). The recommended artificial reef structure was the hollow rectangular prism of 4x5x6m size. These research results form the scientific base for implementing an artificial reef program and marine resource enhancement in Thai Binh from 2021 – 2025.

Keywords: Artificial reef, resource enhancement, Thai Binh


Download