General Information

Author: Nguyễn Duy Thành, Trần Thị Tâm và Nguyễn Duy Khánh
Issued date: 19/11/2020
Issued by: Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Content


Tóm tắt:

Kịch bản biến đổi khí hậu (BĐKH) quốc gia năm 2016 đã mô tả các chỉ số nước biển dâng, nhiệt độ, lượng mưa và sự biến đổi của chúng có liên quan đến phát triển nghề khai thác hải sản nước ta. Tác giả bài viết đã sử dụng kết quả phân tích tổng hợp bộ số liệu sản lượng, lao động khai thác và cường lực khai thác hải sản kết hợp với bộ chỉ số về khí tượng biển, hải dương học và yếu tố thời tiết cực đoan để xây dựng kịch bản phát triển nghề khai thác hải sản đến năm 2035 và 2050. Mô hình dự báo định lượng trên cơ sở dữ liệu quá khứ được sử dụng, tập trung tính đại diện của hai kịch bản BĐKH: RCP 4.5 và RCP 8.5 tại thời điểm 2035 và 2050. Dữ liệu này có thể quan trắc và giám sát được trong tương lai. Tính dễ bị tổn thương V (Vulnerability) cũng đã được tính đối với các vùng khai thác hải sản dựa trên các chỉ số cơ bản và phương pháp tính đã được IPCC đề xuất. Tính dễ bị tổn thương đã được tính cho vùng biển vịnh Bắc Bộ, Trung Bộ và Giữa Biển Đông, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ với kết quả lần lượt là V = 9,52; 0,63; 0,49 và 0,46. Vùng biển Trung Bộ và Giữa Biển Đông dễ bị tổn thương hơn so với các vùng biển còn lại của Việt Nam khi tham gia khai thác hải sản. Kết quả tính theo kịch bản cũng cho thấy sự tăng nhiệt độ, tăng lượng mưa có ảnh hưởng đáng kể đến sự suy giảm sản lượng khai thác. Ước tính sản lượng khai thác vào năm 2035 theo kịch bản RCP 8.5 sẽ giảm khoảng 0,2 - 0,8% so với kịch bản RCP 4.5. Vào năm 2050, sản lượng ở kịch bản RCP 8.5 giảm ước tính khoảng 0,3 – 1,2% so với kịch bản RCP 4.5. Nước biển dâng có ảnh hưởng đáng kể đến sản lượng khai thác, ước tính sản lượng khai thác vào năm 2035 theo kịch bản RCP 8.5 sẽ tăng khoảng 0,2 – 0,9% so với kịch bản RCP 4.5. Vào năm 2050, sản lượng ở kịch bản RCP 8.5 tăng ước tính khoảng 0,1 – 0,7% so với kịch bản RCP 4.5. Bão/áp thấp nhiệt đới cũng cho thấy mức ảnh hưởng đáng kể đến sản lượng khai thác: ước tính sản lượng khai thác vào năm 2035 theo kịch bản RCP 8.5 sẽ giảm khoảng 0,2 – 0,4% so với kịch bản RCP 4.5; vào năm 2050, sản lượng ở kịch bản RCP 8.5 tăng ước tính khoảng 0,3 – 0,5% so với kịch bản RCP 4.5.

Keywords: Biến đổi khí hậu, tính dễ bị tổn thương, khả năng thích ứng, nhiệt độ, lượng mưa, nước biển dâng, bão và áp thấp nhiệt đới, sản lượng khai thác hải sản.

 Abstract

The 2016 national climate change (CC) scenario described the indicators of sea level rise, temperature, rainfall and their changes related to the development of our country's fisheries. The author of the article has used the results of the analysis of the data of production, fishing labor and fishing intensity combined with the set of indicators on marine meteorological, oceanography and extreme weather factors. to develop fishing development scenarios to 2035 and 2050. A quantitative forecasting model based on past database is used, focusing on representativeness of two climate change scenarios: RCP 4.5 and RCP 8.5 at 2035 and 2050. This data can be observed and monitored in the future. Vulnerability V (Vulnerability) has also been calculated for fishing areas based on the baseline indexes and the calculation method proposed by the IPCC.The vulnerability was calculated for the Gulf of Tonkin, Central and Middle East Sea, Southeast and South West with results V = 9.52 respectively; 0.63; 0.49 and 0.46. The Central and Middle East Sea regions are more vulnerable than the rest of Vietnam when engaging in seafood exploitation. The results calculated by the scenario also show that the increase in temperature and the increase in rainfall have a significant impact on the reduction of exploitation yield. It is estimated that the harvest volume in 2035 under the RCP 8.5 scenario will decrease by about 0.2 to 0.8% compared to the RCP 4.5 scenario. By 2050, production in RCP 8.5 scenario is estimated to decrease by 0.3 - 1.2% compared to RCP 4.5 scenario. The sea level rise has a significant impact on the catch. It is estimated that the catch in 2035 under the RCP 8.5 scenario will increase by about 0.2 - 0.9% compared to the RCP 4.5 scenario. By 2050, production in RCP 8.5 scenario increases by estimated 0.1-0.7% over RCP 4.5 scenario. Storms / tropical depressions also show a significant impact on harvested yields: it is estimated that the harvest in 2035 under the RCP 8.5 scenario will decrease by 0.2-0.4% compared to the RCP 4.5; By 2050, production in RCP 8.5 scenario increases by estimated 0.3 - 0.5% compared to RCP 4.5 scenario.

 Keywords: Climate change, vulnerability, adaptative capacity, temperature, rainfall, sea level rise, storms and tropical depressions, catches.


Download