General Information

Author: Lưu Ngọc Thiện
Issued date: 08/09/2016
Issued by: Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tháng 12 năm 2015, chuyên đề Nghiên cứu nghề cá biển

Content


Mục đích của bài báo nhằm cung cấp thông tin về dạng tồn tại cũng như đặc điểm phân bố của kim loại cadimi (Cd) trong lớp trầm tích bề mặt vùng thu hoạch nhuyễn thể hai mảnh vỏ tại Quảng Ninh, Bình Thuận và Kiên Giang trong năm 2014. Để phân tích dạng tồn tại của kim loại Cd, chiết tuần tự năm phân đoạn theo phương pháp của Tessier (1979) đã được áp dụng, bao gồm: F1 (dạng trao đổi), F2 (dạng liên kết với cacbonat), F3(dạng liên kết với oxit sắt-mangan), F4 (dạng liên kết với chất hữu cơ) và F5 (dạng còn lại). Kết quả nghiên cứu cho thấy, hàm lượng Cd chiếm tỷ lệ cao ở các dạng liên kết bền như dạng liên kết với chất hữu cơ (F4) và dạng còn lại (F5). Tuy nhiên, tỷ lệ kim loại Cd tồn tại ở dạng F1, F2, và F3 (các dạng có các dạng có tính dễ tiêu sinh học) ở khu vực Kiên Lương, Kiên Giang cao hơn so với các khu vực còn lại. Dạng F1, F4, và F5 thể hiện mối tương quan dương yếu với hàm lượng Cd tổng, trong khi dạng F3 ở mức tương quan trung bình và F2 ở mức tương quan mạnh. Khi hàm lượng Cd tổng càng tăng thì hàm lượng Cd tồn tại ở dạng F2 thường tăng cao nhất trong năm dạng tồn tại được nghiên cứu.


Download