General Information

Author: Lại Duy Phương
Issued date: 31/12/2021
Issued by: Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Content


Tóm tắt

Việt Nam là quốc gia có nhiều tiềm năng phát triển nghề nuôi trồng thủy sản trên biển và ven đảo. Trong số các đối tượng phù hợp cho nghề nuôi biển thì bào ngư là loài hải sản được biết đến như là một sản vật quý, có giá trị dinh dưỡng cao. Do nhu cầu tiêu thụ và hiện trạng khai thác quá mức nên nguồn lợi bào ngư ngoài tự tniên đã bị suy giảm. Để hạn chế sự lệ thuộc vào nguồn lợi khai thác tự nhiên, trong thời gian qua, nước ta đã có sự đầu tư nghiên cứu nhằm chủ động sản xuất ra con giống và công nghệ nuôi thương phẩm để chuyển giao sản xuất. Nhờ có sự đầu tư, áp dụng những tiến bộ khoa học công nghệ, đến nay nước ta đã làm chủ được công nghệ sản xuất giống, thức ăn và nuôi thương phẩm loài bào ngư ở quy mô đại trà. Tuy nhiên, đến nay nghề nuôi bào ngư ở nước ta vẫn chưa thực sự phát triển, sản xuất vẫn còn mang tính tự phát, manh mún. Nguyên nhân là chưa có sự đầu tư thỏa đáng về cơ sở hạ tầng, chưa có quy hoạch vùng nuôi tập trung, công nghệ sản xuất giống và nuôi chưa được lan tỏa rộng khắp đến các doanh nghiệp và các hộ nuôi. Vì vậy, để thúc đẩy nghề nuôi bào ngư thì việc quy hoạch vùng nuôi biển tập trung, thực thi chính sách giao mặt biển cho doanh nghiệp, hộ dân, tăng cường công tác khuyến ngư và tạo cơ chế hỗ trợ, thu hút các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ gia đình tham gia mô hình nuôi để tạo sản phẩm quy mô hàng hóa một cách bền vững, có thương hiệu là cần thiết.

Từ khóa: bào ngư Việt Nam, tiềm năng nuôi bào ngư ở Việt Nam.

Summary

Vietnam has excellent potential for developing aquaculture both offshore and coastal areas. Among the suitable objects for aquaculture, abalone is a precious seafood species with high nutritional value. Unfortunately, the natural resources of abalone have been reduced due to high demand and over-exploitation. In order to limit dependence on natural resources, in recent years, research has been carried out to produce seed and growth-out systems for technological transfer. Thanks to the investment and application of scientific and technological advances so far, our country has mastered the technology of seed production, feed and commercial farming of abalone species on a mass scale. However, abalone farming in Vietnam has not really developed, and production is still spontaneous and fragmented. The reasons for this under-development in abalone farming are no adequate investment in infrastructure, no planning for zoning farming areas, and seed production technology. Therefore zoning, imposing allocation of the sea surface using policy, strengthening the fishery extension creating a support mechanism to attract households and businesses to participate in the farming model to create products on a sustainable, branded scale.

Keyword: abalone Vietnam, abalone farming potential in Vietnam.


Download