General Information

Author: Nguyễn Công Thành
Issued date: 25/12/2019
Issued by: Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Content


TÓM TẮT:

Trên cơ sở nguồn dữ liệu môi trường của các đề tài/dự án đã thực hiện được từ năm 2006 đến 2018 ở 4 khu bảo bồn biển Bạch Long Vỹ, Cồn Cỏ, Côn Đảo và Phú Quốc, bài báo này được xây dựng nhằm đưa ra bức tranh chung về hiện trạng và biến động chất lượng môi trường biển ở 04 khu bảo tồn biển. Kết quả tổng hợp, đánh giá cho thấy: Biến động hàm lượng của hầu hết các thông số môi trường ở 4 khu bảo tồn biển đều nằm trong khoảng GHCP. Tuy nhiên, so với ngưỡng của ASEAN thì các thông số P-PO43-, dầu, Cu2+, Pb2+, N-NO3- ở nhiều đợt quan trắc, khảo sát có hàm lượng cao hơn. Biến động các thông số môi trường nhìn chung trong mùa mưa cao hơn mùa khô. Theo năm, các thông số P-PO43-, N-NO3-, N-NH4+, Fe đều có xu hướng tăng dần, đặc biệt tăng cao trong những năm gần đây, đây là dấu hiệu về suy thoái chất lượng môi trường cần quan tâm và có giải pháp kịp thời. Nguy cơ tai biến môi trường ở khu bảo tồn biển Phú Quốc và Côn Đảo cao hơn so với đảo Bạch Long Vỹ và Cồn Cỏ. Chỉ số RQtt tăng dần theo các giai đoạn. Chỉ số RQtt giai đoạn 2016 - 2018 tinhe theo ngưỡng ASEAN đều ở mức không an toàn. Mật độ thực vật phù du ở đảo Phú Quốc và Côn Đảo có xu hướng tăng, trong khi đó Bạch Long Vỹ và Cồn Cỏ lại có xu hướng giảm. Chỉ số đa dạng của quần xã thực vật phù du ở đảo Phú Quốc và Côn Đảo thể hiện rõ xu hướng suy giảm trong giai đoạn 2006 - 2018. Công tác quản lý, bảo vệ môi trường ở các khu bảo tồn biển đã được quan tâm. Tuy nhiên, với vị thế và vai trò của KBTB, thực trạng suy thoái ô nhiễm môi trường ngày càng tăng, cần có kế hoạch hành động và thực thi tốt các giải pháp nhằm phát huy cao hiệu quả của khu bảo tồn biển.

 Từ khóa: môi trường, biến động, bảo tồn biển

ABSTRACT

            This paper were written based on enviroment database source of some projects had performed in the period of 2006 - 2018 in four conservation areas consist of Bach Long Vy, Con Co, Con Dao and Phu Quoc. The aim of this study was to status assessment and variation of seawater environmental quality in four study areas. Research results showed that most of conservation parameter was lower than the permissible value of QCVN 10:2015/BTNMT. However, some parameters have concentration exceeding limit permitted Asean such as: P-PO43-, Oil, Cu2+, Pb2+, N-NO3- in the survey multi times. Generally, in the rainy season, variation parameters were higher than in the dry season. Acordding to the result year, parameters (P-PO43-, N-NO3-, N-NH4+ and Fe) were trending increase, specially, they were increased strength in the current year (stage 2016-2018). This is a signal of environmental quality degradation that were taken care and need timely solutions. The risk of seawater environmetal quality in Phu Quoc and Con Dao were higher than Bach Long Vy and Con Co. According to stages, RQtt index grow. RQtt index were calculated by Asean at the level of environmental not safety in stage 2016-2018. Phytoplankton density in Phu Quoc and Con Dao were increase trending while that in Bach Long Vy and Con Co were decrease trending. The management and environmental protection in marine have concerned. However, Planing and Implementing need measure to promote the effective of marine protected areas.

Keywords: environment, variation, marine protected areas (MPAs)


Download