General Information
Author: Mai Công Nhuận, Nguyễn Khắc Bát và Vũ Việt HàIssued date: 11/11/2022
Issued by: Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Content
TÓM TẮT
Nghiên cứu này được thực hiện dựa trên số liệu điều tra nguồn lợi hải sản bằng lưới kéo đáy ở vùng biển vịnh Bắc Bộ do viện Nghiên cứu Hải sản thực hiện trong giai đoạn từ năm 2001 - 2018. Để xác định sự biến động cấu trúc nguồn lợi theo thời gian và không gian, phương pháp phân tích nhóm chỉ số độ phong phú NPUA (cá thể/km2) của các loài hải sản bắt gặp trong các chuyến điều tra đã được sử dụng. Kết quả phân tích cho thấy có sự thay đổi trong cấu trúc nguồn lợi theo các giai đoạn 2001-2005 và 2012-2018 với tỉ lệ của nhóm cá tạp tăng lên trong thành phần sản lượng và tỉ lệ của nhóm cá kinh tế giảm đi. Các loài hải sản kinh tế có sự suy giảm mạnh gồm mực ống (Loligo sp), mực ống trung hoa (Loligo chinensis), cá hố (Trichiurus lepturus), cá phèn khoai (Upeneus japonicus), cá nục sồ (Decapterus maruadsi), cá bánh đường (Evynnis cardinalis), cá đù đầu to (Pennahia macrocephalus), cá trác ngắn (Priacanthus macracanthus). Kết quả nghiên cứu cũng ghi nhận 78,87% khác biệt trong cấu trúc nguồn lợi hải sản tầng đáy ở giai đoạn 2012-2018 khi so sánh giai đoạn 2001-2005.
Từ khóa: Độ phong phú, lưới kéo đáy, nguồn lợi hải sản tầng đáy, vùng biển vịnh Bắc Bộ
ABSTRACT
This study was carried out based on the survey data of marine fisheries resources by bottom trawl in the waters of the Gulf of Tonkin by the Research Institute for Marine Fisheries in the period from 2001 to 2018. To detect the difference in community structure between the surveys, cluster analysis with species composition as an independent variable and the mean number of individuals per square kilometer as a dependent variable has been used. The results indicated a significant change in demersal fishery resources, with two distinct periods between 2001 to 2005, and 2012 to 2018. Furthermore, the results show that the percentage of low-value species increased while the economically significant species decreased dramatically such as, Cephalopod groups (Loligo sp, Loligo Chinensis), Largehead hairtail (Trichiurus lepturus), Goatfish (Upeneus japonicus), Japanese scad (Decapterus maruadsi), Threadfin porgy (Evynnis cardinalis), Big-head pennah croaker (Pennahia macrocephalus), Bigeye fish (Priacanthus macracanthus),. This study also recorded a 78,87% dissimilarity in the demersal community structure for the period 2012-2018 in comparison to in the 2001-2005 period.
Keysword: Abundance, Bottom trawl, Demersal fishery resources, Gulf of Tonkin
Download