General Information

Author: Nguyễn Thị Thu, Phan Đăng Liêm
Issued date: 21/11/2022
Issued by: Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Content


TÓM TẮT

Cá ngừ đại dương (cá ngừ vây vàng và cá ngừ mắt to) là đối tượng khai thác chính của nghề câu cá ngừ ở Việt Nam và cũng là đối tượng xuất khẩu chủ lực của ngành thủy sản Việt Nam. Tuy nhiên, nghề khai thác cá ngừ đại dương đang phải đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn. Các kết quả nghiên cứu cho thấy trong giai đoạn 2012 - 2020, số lượng tàu và tổng sản lượng khai thác cá ngừ đại dương ở 03 tỉnh có xu hướng tăng nhưng năng suất khai thác của các đội tàu có xu hướng giảm rõ rệt. Điều này cho thấy, sản lượng tăng chủ yếu là do tăng số tàu khai thác và năng suất giảm là một trong dấu hiệu thể hiện các hoạt động khai thác cá ngừ đại dương đã có dấu hiệu khai thác quá mức. Để đảm bảo cho nghề khai thác cá ngừ đại dương phát triển bền vững, cần thiết phải xác định và phân bổ hạn ngạch cho các đội tàu. Bằng phương pháp điều tra thu thập số liệu và sử dụng các mô hình tính toán của Schaefer và Fox, kết quả nghiên cứu bước đầu đã xác định được hạn ngạch khai thác cá ngừ đại dương cho nghề câu tay là 16.447 tấn, tương ứng với 1.667 tàu.

Từ khóa: Hạn ngạch khai thác; cá ngừ đại dương; sản lượng khai thác; năng suất đánh bắt.

ABSTRACT

Oceanic tuna (including yellowfin and bigeye) were the main catch of tuna linefishing in Vietnam and it was also the main product exporting of Vietnam's seafood industry. However, the tuna fishing industry has been facing with a lot of challenges and difficulties. The research results showed that in the period of 2012 - 2020, the number of vessels and total tuna catches in the three provinces tended to increase, but the fishing productivity of the fleets tended to decrease markedly. It was said that production increased mainly due to raising of number of fishing vessels and the decline in productivity was one of the signs showing that tuna fishing activities have faced to overfishing. In order to ensure the sustainable development of the oceanic tuna fishery, it was necessary to determine and allocate quota for fishing fleets. By method of survey and collect data, as well as applying computational models of Schaefer and Fox, the initial results have determined that the tuna fishing quota for hand-line fishing was 16,447 tons, corresponding to 1,667 vessels.

Keywords: Fishing quota; Oceanic tuna; Catch; Fishing productivity


Download