Bộ Quy trình thủ tục hành chính

Mã/số hiệu văn bản: 1368/QĐ-VHS

Người ký: Nguyễn Quang Hùng

Loại văn bản: Quyết định

Cấp/cơ quan ban hành: Khác

Lĩnh vực ban hành: Khác

BỘ  NÔNG NGHIỆP

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

VIỆN NGHIÊN CỨU HẢI SẢN

Số: 1368/QĐ-VHS

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc 

         Hải Phòng, ngày 20 tháng 9 năm 2017

  

QUYẾT ĐỊNH

Về việc ban hành Bộ Quy trình các thủ tục hành chính 
về tổ chức, nhân sự và lao động tiền lương thuộc Viện nghiên cứu Hải sản

VIỆN TRƯỞNG VIỆN NGHIÊN CỨU HẢI SẢN

Căn cứ Bộ luật Lao động năm 2012;

Căn cứ Luật Viên chức ngày 15 tháng 11 năm 2010;

Căn cứ Quyết định số 466/QĐ-BNN-TCCB ngày 06 tháng 02 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Viện nghiên cứu Hải sản;

Căn cứ Quyết định số 4790/QĐ-BNN-TCCB ngày 03/11/2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về ban hành Quy định về phân cấp, ủy quyền quản lý, công chức, viên chức của các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Quyết định số 619/QĐ-VHS ngày 25/6/2014 của Viện trưởng Viện nghiên cứu Hải sản về việc ban hành Quy chế tuyển dụng lao động của Viện nghiên cứu Hải sản;

Căn cứ Quyết định số 554/QĐ-VHS ngày 13/5/2017 của Viện trưởng Viện nghiên cứu Hải sản về việc ban hành Nội quy lao động Viện nghiên cứu Hải sản (rà soát, bổ sung năm 2017;

Căn cứ Quyết định số 556/QĐ-VHS ngày 13/5/2017 của Viện trưởng Viện nghiên cứu Hải sản về việc ban hành Quy chế Đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức và người lao động của Viện nghiên cứu Hải sản (rà soát, bổ sung năm 2017);

Căn cứ Quyết định số 520/QĐ-VHS ngày 28/4/2016 của Viện trưởng Viện nghiên cứu Hải sản ban hành Quy định về việc xét nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ công chức, viên chức và người lao động Viện nghiên cứu Hải sản (rà soát, bổ sung năm 2016);

Căn cứ Quyết định số 116/QĐ-VHS  ngày 19/01/2015 của Viện trưởng Viện nghiên cứu Hải sản về việc ban hành Quy chế Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, cho thôi giữ chức vụ, từ chức, miễn nhiệm các chức danh lãnh đạo, quản lý các đơn vị thuộc Viện nghiên cứu Hải sản (rà soát, bổ sung năm 2015);

Căn cứ Quyết định số 936/QĐ-VHS ngày 13/11/2013 của Viện trưởng Viện nghiên cứu Hải sản về việc ban hành Quy chế thi đua khen thưởng của Viện nghiên cứu Hải sản,

Theo đề nghị của Trưởng phòng Tổ chức, Hành chính,

QUYẾT ĐỊNH :

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Bộ Quy trình các thủ tục hành chính về tổ chức, nhân sự và lao động-tiền lương thuộc Viện nghiên cứu Hải sản.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.

Điều 3. Trưởng phòng Tổ chức, Hành chính và trưởng các đơn vị thuộc Viện nghiên cứu Hải sản chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

Nơi nhận:

  VIỆN TRƯỞNG

-          Như điều 3;

-          Vụ TCCB;                                     

-          Đảng ủy;

-          BCH Công đoàn;

-         Lưu: VT, TCHC.   

 

 

 

 

Nguyễn Quang Hùng

 

  

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

BỘ QUY TRÌNH          CÁC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH

VỀ TỔ CHỨC, NHÂN SỰ VÀ LAO ĐỘNG TIỀN LƯƠNG

(Ban hành kèm theo Quyết định số  1368/QĐ-VHS ngày 20/9/2017 của Viện trưởng Viện nghiên cứu Hải sản)

 

TT

Mã số thủ tục

Tên quy trình

Nội dung thực hiện

Căn cứ pháp lý/

Văn bản dẫn chiếu

1

HCLĐ01

Tuyển dụng

Bước 1: Đơn vị lập hồ sơ đề nghị gồm:

- Giấy đề nghị ký hợp đồng lao động có chữ ký của Trưởng đơn vị
theo mẫu quy định.

- Hồ sơ ứng viên: Đơn xin việc, Bản sao chứng thực văn bằng và bảng điểm học tập, các chứng chỉ ngoại ngữ, tin học.... phù hợp vị trí cần tuyển, bản sao chứng thực thẻ căn cước hoặc giấy CMND, sơ yếu lý lịch có dán ảnh và có chứng nhận của chính quyền địa phương nơi cư trú và giấy khám sức khỏe không quá 06 tháng tính đến ngày tiếp nhận hồ sơ.

Bước 2: Sơ tuyển

- Phòng Tổ chức, Hành chính tiếp nhận hồ sơ, phối hợp với đơn vị kiểm tra hồ sơ, rà soát hồ sơ ứng viên và nhu cầu tuyển dụng theo quy định của Viện.

- Nếu đạt yêu cầu, Phòng Tổ chức, Hành chính báo cáo Viện trưởng, sắp xếp kế hoạch phỏng vấn và báo cho ứng viên đến phỏng vấn.

Bước 3: Phỏng vấn

Bước 4: Ký kết hợp đồng lao động.

Tuỳ theo kết quả phỏng vấn và năng lực của ứng viên, Viện trưởng sẽ quyết định loại Hợp đồng lao động sẽ được ký kết.

Thời gian tập sự, thử việc thực hiện theo quy đinh của pháp luật.

- Quy chế tuyển dụng lao động (Quyết định 619/QĐ-VHS ngày 25/6/2014)

- Hướng dẫn thủ tục và quy trình ký Hợp đồng lao động (Thông báo số 1073/TB-VHS ngày 24/10/2014)

2

 

HCLĐ02

Ký tiếp/Gia hạn Hợp đồng lao động

Bước 1: Đơn vị chuẩn bị hồ sơ ký/gia hạn hợp đồng lao động gồm:

- Giấy đề nghị ký/gia hạn hợp đồng lao động (Mẫu 2) có chữ ký của Trưởng đơn vị và ý kiến xác nhận của lãnh đạo quản lý trực tiếp.

- Biên bản họp toàn thể đơn vị xét công nhận thời gian thử việc đạt yêu cầu kèm báo cáo kết quả công việc của người lao động, đối với trường hợp vừa kết thúc thời gian thử việc

- Gửi hồ sơ đề nghị về Phòng Tổ chức, Hành chính.

Bước 2: Phòng Tổ chức, Hành chính tiếp nhận hồ sơ, rà soát sự phù hợp của nhân sự đề nghị theo vị trí việc làm của đơn vị căn cứ vào Đề án vị trí việc làm Viện NCHS. Chuẩn bị hợp đồng lao động và hồ sơ trình Viện trưởng phê duyệt.

Bước 4: Ký kết hợp đồng lao động.

- Quy chế tuyển dụng lao động (Quyết định 619/QĐ-VHS ngày 25/6/2014).

- Hướng dẫn thủ tục và quy trình ký Hợp đồng lao động (Thông báo số 1073/TB-VHS ngày 24/10/2014)

3

HCLĐ03

Thay đổi/điều chỉnh nguồn lương HĐLĐ

Bước 1: Trưởng đơn vị lập Giấy đề nghị thay đổi/điều chỉnh nguồn lương  có ý kiến xác nhận của lãnh đạo quản lý trực tiếp, chủ nhiệm đề tài (nếu có), nộp về Phòng Tổ chức, Hành chính trước ít nhất 05 ngày làm việc tính đến mốc điều chỉnh nguồn lương.

Bước 3: Phòng Tổ chức, Hành chính tiếp nhận, tập hợp giấy đề nghị của các đơn vị, lập danh sách nguồn lương hợp đồng hàng Quý và Bảng điều chỉnh nguồn lương hợp đồng (khi có phát sinh) trình Viện trưởng duyệt.

Bước 4: Phòng Tổ chức, Hành chính gửi 01 bản sao cho phòng Kế hoạch, Tài chính làm thủ tục thay đổi nguồn lương.

- Quy chế tuyển dụng lao động (Quyết định 619/QĐ-VHS ngày 25/6/2014)

- Hướng dẫn thủ tục và quy trình ký Hợp đồng lao động (Thông báo số 1073/TB-VHS ngày 24/10/2014)

4

HCLĐ04

Xin nghỉ phép

Bước 1: Làm đơn xin nghỉ phép

- Viên chức hoặc người lao động làm đơn xin nghỉ phép theo mẫu báo cáo Trưởng đơn vị.

- Trưởng đơn vị, căn cứ tình hình công việc của đơn vị và mức độ hoàn thành nhiệm vụ được giao của viên chức hoặc người lao động để chấp thuận việc cho nghỉ  phép; và  phải  ghi rõ ý kiến đồng ý hoặc không đồng ý vào đơn xin nghỉ phép của viên chức hoặc người lao động.

- Viên chức hoặc người lao động nộp đơn nghỉ phép đã có ý kiến chấp  thuận về Phòng Tổ chức, Hành chính (tại bộ phận văn thư)

Bước 2: Đối chiếu và duyệt phép

- Phòng Tổ chức, Hành chính chỉ tiếp nhận đơn nghỉ phép đã có ý kiến chấp thuận của Trưởng đơn vị, đối chiếu với quỹ ngày nghỉ phép của viên chức hoặc người lao động để duyệt phép, vào sổ theo dõi nghỉ phép của viên chức và người lao động.

- Nếu thời gian nghỉ phép từ 03 ngày trở lên, Phòng Tổ chức, Hành chính trình Viện trưởng phê duyệt.

Bước 4:

- Phòng Tổ chức, Hành chính thông báo số ngày nghỉ phép và thời gian nghỉ phép được duyệt để viên chức hoặc người lao động biết để thực hiện việc nghỉ phép.

- Viên chức và người lao động được thực hiện việc nghỉ phép sau khi Giấy xin nghỉ phép đã được các cấp Lãnh dạo phê duyệt theo quy định.

- Nội quy lao động Viện nghiên cứu Hải sản (ban hành  kèm theo Quyết định số  554/QĐ-VHS ngày 13/5/2017)

- Mẫu giấy xin nghỉ phép

5

HCLĐ05

Xin nghỉ việc không hưởng lương / xin tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động

Bước 1: Làm đơn xin nghỉ việc không hưởng lương

- VC&LĐ làm đơn xin nghỉ việc không hưởng lương/đơn xin tạm hoãn thực hiện HĐLĐ (theo mẫu) báo cáo Trưởng đơn vị quản lý trực tiếp.

- Trưởng đơn vị quản lý trực tiếp ghi rõ ý kiến là đồng ý hay không đồng ý việc VC&LĐ nghỉ không hưởng lương/tạm hoãn thực hiện HĐLĐ vào đơn, ký tên và ghi rõ ngày tháng tiếp nhận và xử lý đơn.

Bước 2:  VC&LĐ xin ý kiến phê duyệt của Viện trưởng vào đơn.

Bước 3: Nộp đơn xin nghỉ không lương/đơn xin tạm hoãn thực hiện HĐLĐ đã có ý kiến chấp thuận của Viện trưởng về Phòng Tổ chức, Hành chính.

Phòng Phòng Tổ chức, Hành chính vào sổ theo dõi lao động, đồng thời thông báo cho phòng Kế hoạch, Tài chính theo dõi tính lương.

- Nội quy lao động viện Nghiên cứu Hải sản (Quyết định số  554/QĐ-VHS ngày 13/5/2017)

- Mẫu đơn xin nghỉ việc không hưởng lương/tạm hoãn thực hiện HĐ

6

HCLĐ06

Quy trình giải quyết thủ tục thôi việc

Bước 1: Làm đơn xin thôi việc

Viên chức hoặc người lao động muốn xin thôi việc phải làm đơn xin thôi việc (theo mẫu) báo cáo Trưởng đơn vị quản lý trực tiếp.

Trưởng đơn vị quản lý trực tiếp ghi rõ ý kiến đồng ý hay không đồng ý cho viên chức hoặc người lao động thôi việc.

Bước 2: Nộp đơn

Viên chức & người lao động nộp đơn xin thôi việc có ý kiến của Trưởng đơn vị quản lý trực tiếp về Phòng Tổ chức, Hành chính (tại bộ phận văn thư).

Ngày văn thư tiếp nhận đơn được tính là thời điểm chính thức báo cáo nghỉ việc của viên chức và người lao động.

Lưu ý phải báo cáo trước thời điểm nghỉ việc một số ngày nhất định phù hợp với quy định của Bộ Luật lao động đối với người lao động hợp đồng và Luật viên chức đối với viên chức.

Bước 3: Thụ lý đơn

Phòng Tổ chức, Hành chính tiếp nhận đơn, lập hồ sơ thôi việc/chấm dứt hợp đồng trình Viện trưởng xem xét và thực hiện các thủ tục cần thiết theo quy định.

Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đơn, Phòng Tổ chức, Hành chính thông báo đến viên chức hoặc người lao động về việc đồng ý hoặc không đồng ý cho nghỉ việc và cùng viên chức hoặc người lao động thưc hiện các thủ tục liên quan như đền bù đào tạo, quyết toán công nợ, bàn giao tài sản.... nếu có theo quy định hiện hành.

Thời gian thực hiện nghĩa vụ của hai bên tối đa 20 ngày làm việc.

Bước 4: Xác  nhận thanh lý công nợ, bàn giao tài sản

Phòng Tổ chức, Hành chính hướng dẫn viên chức & người lao động liên hệ các đơn vị có liên quan để ký xác nhận đã thanh lý các khoản công nợ tài chính bàn giao, tài sản với Viện.

Viên chức hoặc người lao động bàn giao thẻ BHYT cho Phòng Tổ chức, Hành chính (tại bộ phận lao động tiền lương).

Bước 5: Bàn giao hồ sơ, sổ BHXH

Viên chức hoặc người lao động nhận quyết định nghỉ việc (nếu có) tại Phòng Tổ chức, Hành chính (bộ phận văn thư).

Phòng Tổ chức, Hành chính hướng dẫn viên chức hoặc người lao động các thủ tục xin hưởng trợ cấp thất nghiệp (nếu có).

Sau khi viên chức hoặc người lao động đã tất toán các khoản công nợ và bàn giao tài sản, Phòng Tổ chức, Hành chính thực hiện thủ tục báo giảm BHXH, trả thẻ BHYT và chốt sổ BHXH theo quy định. Trong vòng 25 ngày làm việc kể từ ngày viên chức hoặc người lao động nghỉ việc, Phòng Tổ chức, Hành chính thông báo cho viên chức và người lao động đến nhận sổ BHXH.

Viên chức hoặc người lao động chậm tất toán các khoản công nợ và bàn giao tài sản hoàn toàn chịu trách nhiệm về các chi phí từ đó phát sinh.

- Nội quy lao động Viện nghiên cứu Hải sản  (Quyết định số 554/QĐ-VHS ngày 3/5/2017)

- Mẫu đơn xin nghỉ việc

7

HCLĐ07

Quy trình xin chuyển công tác

(đối với viên chức)

Bước 1: Viên chức xin chuyển công tác chuẩn bị hồ sơ gồm:

- Đơn xin thuyên chuyển công tác có ý kiến đồng ý của Trưởng đơn vị.
-  Công văn đồng ý tiếp nhận của cơ quan xin chuyển đến (bản chính).

Bước 2: Nộp đơn

- Viên chức nộp đơn và hồ sơ xin chuyển công tác về Phòng Tổ chức, Hành chính

- Phòng Tổ chức, Hành chính tiếp nhận hồ sơ trình Viện trưởng xem xét.

Trong vòng 05 ngày làm việc, thông báo cho viên chức biết đơn đã được Viện trưởng chấp thuận hoặc không được chấp thuận để làm tiếp các thủ tục tiếp theo.

Bước 3: Thụ lý hồ sơ

-  Trường hợp đơn không được chấp thuận, Viện sẽ gửi thông báo bằng văn bản nêu rõ lý do tới viên chức và đơn vị đồng thời gửi công văn phúc đáp cho cơ quan có yêu cầu tiếp nhận.

-  Trường hợp đơn được chấp thuận, viên chức nộp Bản lý lịch viên chức (theo mẫu), các xác nhận không có công nợ với Viện của các đơn vị có liên quan theo quy định, trả thẻ BHYT, văn bản cam kết đã bàn giao công việc (nếu có) về Phòng Tổ chức, Hành chính.

- Phòng Tổ chức, Hành chính hướng dẫn và giải đáp vướng mắc nếu có cho viên chức trong quá trình thực hiện.

Bước 4Nhận quyết định và bàn giao hồ sơ

Viên chức nhận quyết định chuyển công tác, giấy thôi trả lương và sơ yếu lý lịch viên chức (bản chính) tại Phòng Tổ chức, Hành chính để nộp về cơ quan mới.

Nếu của cơ quan tiếp nhận viên chức có yêu cầu bằng văn bản đề nghị Viện bàn giao hồ sơ của viên chức về nơi công tác mới, thì toàn bộ Hồ sơ gốc của viên chức sẽ được niêm phong tại Phòng Tổ chức, Hành chính và chuyển đến cơ quan mới.

Bước 5: Nhận sổ BHXH

Phòng Tổ chức, Hành chính thực hiện thủ tục báo giảm BHXH, trả thẻ BHYT và chốt sổ BHXH theo quy định.

Trong vòng 25 ngày làm việc kể từ ngày viên chức nghỉ việc, Phòng Tổ chức, Hành chính thông báo cho viên chức đến nhận sổ BHXH.

- Nội quy Lao động Viện nghiên cứu Hải sản (Quyết định số 554/QĐ-VHS ngày 03/5/2017)

8

HCLĐ08

Quy trình xét công nhận hết thời gian tập sự

Bước 1: Báo cáo tập sự

Người tập sự chuẩn bị báo cáo tập sự trước 30 ngày tính đến ngày hết thời hạn tập sự. Nội dung báo cáo theo yêu cầu của Trưởng đơn vị và người hướng dẫn tập sự, phù hợp với vị trí việc làm đang tập sự.

Bước 2: Đánh gía kết quả tập sự

Trưởng đơn vị tổ chức cuộc họp xét hết thời gian tập sự cho nhân viên tập sự. Thành phần gồm toàn thể viên chức và lao động 12 tháng trở lên của đơn vị. Thời gian tổ chức họp trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày hết hạn tập sự).

- Người tập sự đọc bản báo cáo tập sự trong cuộc họp.

- Đơn vị thảo luận, đánh giá chất lượng báo cáo tập sự, kết quả công việc, năng lực, đạo đức nghề nghiệp…của người tập sự trong thời gian tập sự. Mọi ý kiến nhận xét, đánh giá phải được ghi vào Biên bản họp.

Bước 3: Lập hồ sơ đề nghị xét công nhận hết thời gian tập sự

- Đơn vị lập Hồ sơ đề nghị công nhận hết thời gian tập sự, gồm: Biên bản cuộc họp, báo cáo tập sự (đã hoàn thiện theo yêu cầu cuộc họp xét tập sự ở đơn vị), văn bản nhận xét đánh giá tập sự và đề nghị công nhận hết tập sự của Trưởng đơn vị.

- Hồ sơ đề nghị công nhận hết thời gian tập sự của người lao động gửi về Phòng Tổ chức, Hành chính theo 02 đợt/năm, ghép vào bộ hồ sơ đề nghị nâng bậc lương của đơn vị để trình Hội đồng Lương của Viện xem xét.

Bước 3: Xét công nhận hết thời gian tập sự

Phòng Tổ chức, Hành chính tiếp nhận hồ sơ từ đơn vị, tổng hợp danh sách và báo cáo Hội đồng Lương của Viện xem xét quyết định.

Phòng Tổ chức, Hành chính làm thủ tục ban hành quyết định công nhận hết thời gian tập sự đối với người tập sự nếu được Hội đồng Lương của Viện thông qua.

- Quy chế tuyển dụng lao động (Quyết định 619/QĐ-VHS ngày 25/6/2014)

- Luật viên chức

9

HCLĐ09

Quy trình xét nâng bậc lương

Bước 1: Phòng Tổ chức, Hành chính rà soát kế hoạch nâng bậc lương thường xuyên, dự kiến nhân sự đủ điều kiện nâng bậc lương trước thời hạn. Gửi thông báo hướng dẫn thực hiện xét nâng bậc lương thường xuyên và trước thời hạn kèm theo danh sách dự kiến đến các đơn vị thuộc Viện.

Bước 2: Trong vòng 20 ngày kể từ ngày có thông báo nâng lương của Viện, Trưởng các đơn vị căn cứ hướng dẫn tại thông báo, tổ chức họp toàn thể đơn vị để rà soát, đối chiếu kế hoạch; nhận xét, đánh giá kết quả công tác của những nhân sự đủ điều kiện đề nghị nâng lương.  Lập hồ sơ đề nghị xét nâng bậc lương, bao gồm:

+ Biên bản họp xét nâng bậc lương của đơn vị

+ Danh sách đề nghị xét nâng bậc lương (Biểu 1)

+ Một số điểm cụ thể hóa tiêu chuẩn nâng bậc lương (Biểu 2)

+ Báo cáo hết tập sự (đối với lao động hợp đồng hết thời gian tập sự)

+ Báo cáo nâng bậc lương trước thời hạn kèm bản sao các thành tích đạt được theo quy định (đối với các trường hợp được đề nghị xét nâng bậc lương trước thời hạn) (Biểu 3).

Bước 3: Phòng Tổ chức, Hành chính tiếp nhận hồ sơ đề nghị nâng bậc lương của các đơn vị. Tổng hợp danh sách đề nghị nâng bậc lương trình Hội đồng Lương và sắp xếp lịch họp Hội đồng.

Bước 4: Hội đồng nâng bậc lương họp xét nâng bậc lương, xét công nhận hết tập sự, lập biên bản và gửi Viện trưởng phê duyệt (thông qua Phòng Tổ chức, Hành chính).

Bước 5: Căn cứ Biên bản họp Hội đồng Lương, Phòng Tổ chức, Hành chính soạn thảo:

- Quyết định nâng lương cho từng cá nhân được Hội đồng đề nghị nâng lương trình Viện trưởng ký đối với người lao động hợp  đồng và nghiên cứu viên chính hoặc tương đương trở xuống.

- Lập hồ sơ đề nghị nâng bậc lương trình Bộ NN & PTNT ra quyết định đối với nhân sự thuộc diện Bộ quản lý (Lãnh đạo Viện, nghiên cứu viên cao cấp và tương đương trở lên).

Quy định về việc xét nâng bậc lương thường xuyên và nâng bậc lương trước thời hạn đối với cán bộ công chức, viên chức và người lao động Viện nghiên cứu Hải sản  (Quyết định số 520/QĐ-VHS ngày 28/4/2016 của Viện trưởng Viện nghiên cứu Hải sản)

10

TCĐT01

Quy trình cử cán bộ đi đào tạo/bồi dưỡng/tập huấn

Bước 1: VC&NLĐ chuẩn bị hồ sơ:

a. Hồ sơ đi học từ 03 tháng trở lên (sau khi có giấy báo trúng tuyển)

+ Đơn xin đi học có xác nhận đồng ý của Trưởng đơn vị (mẫu 01)

+ Giấy báo trúng tuyển hoặc Quyết định công nhận trúng tuyển và các giấy tờ liên quan khác (Lịch/chương trình đào tạo, thông báo vé, học bổng, chi phí khóa đào tạo... nếu có).

+ Bản cam kết thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm của người được cử đi đào tạo và gia đình

b. Hồ sơ đi bồi dưỡng/tập huấn

+ Giấy mời hoặc Thông báo triệu tập của cơ sở đào tạo.

+ Đơn xin đi bồi dưỡng/tập huấn  có xác nhận của Trưởng đơn vị kèm văn bản đề nghị của Trưởng đơn vị (trong trường hợp không phải do Viện/Trưởng đơn vị đề cử).

Bước 2: Phòng Tổ chức, Hành chính tiếp nhận hồ sơ, đối chiếu với với Đề án vị trí việc làm và kế hoạch đào tạo nhân lực của đơn vị, nguồn kinh phí được duyệt, lập hồ sơ đào tạo trình Viện trưởng phê duyệt.

Bước 3: Phòng Tổ chức, Hành chính phối hợp với các đơn vị có liên quan để giải quyết chế độ, chính sách, hỗ trợ kinh phí cho người được cử đi đào tạo.

Người được cử đi đào tạo có trách nhiệm báo cáo bằng văn bản  tiến độ học tập và kết quả đào tạo (Mẫu 04) về Viện theo quy đinh. Sau khi kết thúc khóa đào tạo, nộp 02 bản công chứng văn bằng (kèm luận văn), chứng chỉ được cấp sau khi kết thúc khóa  đào tạo về Phòng Tổ chức, Hành chính.

Bước 4: Phòng Tổ chức, Hành chính theo dõi và đôn đốc người được cử đi đào tạo nộp báo cáo định kỳ, văn bằng chứng chỉ được cấp sau khi kết thúc khóa  đào tạo để lưu hồ sơ đào tạo đúng quy định.

- Quy chế Đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức và người lao động của Viện nghiên cứu Hải sản (Quyết định 556/QĐ-VHS ngày 03/5/2017 )

- Mẫu 01: Đơn xin dự tuyển

- Mẫu 02: Bản cam kết thực hiện nghĩa vụ và trách nhiệm của người được cử đi đào tạo ở nước ngoài và gia đình

- Mẫu 04: Báo cáo học tập

 

11

TCĐT02

Quy trình xin gia hạn thời gian đào tạo

Bước 1: VC&NLĐ phải nộp hồ sơ xin gia hạn thời gian đào tạo về Viện thông qua Phòng Tổ chức, Hành chính trước ngày kết thúc khoá đào tạo ít nhất 30 ngày làm việc, bao gồm:

- Đơn xin gia hạn thời gian đào tạo (mẫu 03) có xác nhận của cơ sở đào tạo và ý kiến đồng ý của Trưởng đơn vị nơi VC&NLĐ công tác.

- Báo cáo kết quả học tập kèm theo bản sao kết quả học tập (tính đến thời điểm xin gia hạn). (Mẫu 04)

- Quyết định cử đi học và những quyết định gia hạn trước của Viện trưởng hoặc cơ quan quản lý có thẩm quyền.

- Ý kiến của Đại sứ quán Việt Nam hoặc ý kiến của cơ quan quản lý tình trạng pháp lý và học bổng của lưu học sinh ở nước ngoài về việc gia hạn; văn bản của cơ sở giáo dục ở nước ngoài đồng ý để lưu học sinh được tiếp tục học tập (đối với trường hợp học ở nước ngoài).

Bước 2: Phòng Tổ chức, Hành chính tiếp nhận, rà soát hồ sơ và trình Viện trưởng phê duyệt.

Bước 3: Đối với trường hợp công chức, viên chức đi học ở nước ngoài, Phòng Tổ chức, Hành chính làm thủ tục báo cáo các cơ quan chức năng có liên quan theo quy định.

- Quy chế Đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức và người lao động của Viện nghiên cứu Hải sản (Quyết định 556/QĐ-VHS ngày 3/5/25017)

 - Mẫu 03: Đơn xin gia hạn thời gian đào tạo

- Mẫu 04: Báo cáo kết quả  học tập

12

TCCB01

Quy trình bổ nhiệm cấp Trưởng/phó đơn vị trực thuộc Viện

Bước 1: Xin chủ trương bổ nhiệm

Người đứng đầu đơn vị làm văn bản xin chủ trương bổ nhiệm gửi Đảng ủy, Lãnh đạo Viện (theo mẫu).

Bước 2: Lấy phiếu thăm dò tín nhiệm

- Người đứng đầu đơn vị tổ chức cuộc họp lấy phiếu tín nhiệm về nhân sự dự kiến bổ nhiệm, sau khi đã có sự thống nhất về chủ trương của Đảng ủy và Lãnh đạo Viện.

Thành phần dự họp gồm toàn thể viên chức và lao động hợp đồng 12 tháng trở lên của đơn vị.

Đại biểu mời dự họp gồm: Bí thư Chi bộ, Trưởng Phòng Tổ chức, Hành chính, Kế toán trưởng của Viện nếu là bổ nhiệm kế toán trưởng của đơn vị trực thuộc Viện.

Nội dung họp:

+ Người chủ trì cuộc họp thông báo mục đích cuộc họp; yêu cầu, tiêu chuẩn cán bộ đối với vị trí cần bổ nhiệm; tên những viên chức được cấp ủy và lãnh đạo đơn vị giới thiệu; tóm tắt lý lịch, quá trình công tác;

+ Hội nghị thảo luận nhận xét, đánh giá ưu, khuyết điểm, mặt mạnh, mặt yếu và triển vọng phát triển của từng viên chức được giới thiệu bổ nhiệm.

+ Người được giới thiệu bổ nhiệm trình bày kế hoạch hành động của mình đối với định hướng phát triển của đơn vị.

+ Tiến hành lấy phiếu tín nhiệm về nhân sự được giới thiệu. Phiếu tín nhiệm do Phòng Tổ chức, Hành chính chuẩn bị có đóng dấu treo của Viện.

+ Kiểm phiếu: Phiếu được niêm phong và chuyển về Phòng TCHC. Tổ kiểm phiếu gồm Trưởng Phòng Tổ chức, Hành chính, người đứng đầu đơn vị và Bí thư chi bộ tiến hành kiểm phiếu và lập biên bản kiểm phiếu. Phiếu được lưu giữ và bảo quản tại Phòng Tổ chức, Hành chính theo chế độ tài liệu mật.

Bước 3: Chi ủy cùng cấp lấy phiếu giới thiệu tín nhiệm

Chi ủy tổ chức họp để lấy phiếu giới thiệu tín nhiệm đối với nhân sự giới thiệu bổ nhiệm. Mọi ý kiến trong hội nghị phải được ghi vào biên bản họp.

Bí thư cấp ủy gửi bản nhận xét đánh giá cán bộ được giới thiệu bổ nhiệm cho người đứng đầu đơn vị kèm biên bản họp chi ủy, biên bản kiểm phiếu

Bước 4: Đơn vị gửi hồ sơ đề nghị bổ nhiệm gửi về Phòng Tổ chức, Hành chính gồm:

+ Tờ trình đề nghị bổ nhiệm

+ Biên bản họp đơn vị

+ Bản nhận xét đánh giá cán bộ trước khi bổ nhiệm của đơn vị

 + Ý kiến hiệp y về nhận xét đánh giá cán bộ của Chi bộ (kèm biên bản họp và phiếu tín nhiệm của Chi bộ)

 + Lý lịch viên chức; bản sao công chứng các văn bằng, chứng chỉ theo tiêu chuẩn bổ nhiệm; Bản kê khai tài sản tại thời điểm bổ nhiệm; Bản Chương trình hành động.

Đối với bổ nhiệm Kế toán trưởng đơn vị trực thuộc Viện, ngoài những tài liệu trên cần bổ sung:

+ Văn bản xác nhận thâm niên (theo mẫu)

+ Văn bản hiệp y của Kế toán trưởng Viện nghiên cứu Hải sản.

Bước 5: Trình Viện trưởng và Đảng ủy

Phòng Tổ chức, Hành chính tiếp nhận hồ sơ trình lên Viện trưởng và Đảng ủy.

Viện trưởng ra quyết định bổ nhiệm sau khi có Nghị quyết của Đảng ủy.

Bước 7: Phòng Tổ chức, Hành chính lập hồ sơ lưu trữ theo quy định.

 

Quyết định số  116/QĐ-VHS  ngày 19/01/2015 của Viện trưởng Viện nghiên cứu Hải sản về việc ban hành Quy chế Bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, cho thôi giữ chức vụ, từ chức, miễn nhiệm các chức danh lãnh đạo, quản lý các đơn vị thuộc Viện nghiên cứu Hải sản

 

13

TCCB02

Quy trình quy hoạch các chức danh LĐV,  Trưởng/phó đơn vị trực thuộc Viện

I. Yêu cầu chung

- Đối với cán bộ đương chức (đang đảm nhận 1 chức vụ nào đó): Chỉ thực hiện quy hoạch lên chức vụ cao hơn, không quy hoạch để tái bổ nhiệm chức vụ đang đảm nhận. Đối với cán bộ đảm nhiệm chức vụ có quy định một người không giữ chức vụ quá 2 nhiệm kỳ liên tiếp, cần xem xét đưa vào quy hoạch chức vụ khác, hoặc bố trí giữ chức vụ đó ở đơn vị khác.

- Quy hoạch tối thiểu 2 người và không quá 4 người vào 1 chức danh; không quy hoạch 1 người vào quá 3 chức danh.

- Cán bộ quy hoạch lần đầu vào các chức danh lãnh đạo, quản lý giai đoạn nào ít nhất phải đủ tuổi công tác trọn giai đoạn đó, ưu tiên quy hoạch cán bộ nữ. Cán bộ được bổ sung vào quy hoạch của nhiệm kỳ hiện tại cũng cần đủ tuổi công tác ít nhất trọn một nhiệm kỳ bổ nhiệm (5 năm).

- Cơ cấu độ tuổi: đảm bảo cơ cấu 3 độ tuổi; dãn cách giữa các độ tuổi trong 01 chức danh quy hoạch là 5 năm, tăng tỷ lệ cán bộ trẻ, cán bộ nữ, tuy nhiên không vì cơ cấu mà hạ thấp chất lượng quy hoạch.

- Xác định tiêu chuẩn chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý:

+ Quyết định số 930/QĐ-VHS ngày 12/11/2013 của Viện trưởng Viện nghiên cứu Hải sản về việc ban hành Quy định tiêu chuẩn chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý thuộc Viện nghiên cứu Hải sản

+ Quyết định số 2336/QĐ-BNN-TCCB ngày 10/10/2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Quy định tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo, quản lý thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

II. Quy hoạch chức danh LĐV

1. Quy hoạch lần đầu:

Bước 1. Phát hiện, giới thiệu nguồn

- Từng đồng chí lãnh đạo Viện ghi phiếu giới thiệu 2-3 người thay thế cương vị của mình. Nguồn giới thiệu quy hoạch: Viên chức thuộc Viện.

- Tổng hợp kết quả phát hiện, giới thiệu nguồn: Phòng Tổ chức, Hành chính tổng hợp kết quả giới thiệu quy hoạch của thành viên lãnh đạo, báo cáo tập thể lãnh đạo thảo luận, thống nhất danh sách nhân sự đưa ra lấy ý kiến của Đảng ủy.

Bước 2. Lấy ý kiến giới thiệu của Đảng ủy

- Đảng ủy thảo luận, ghi phiếu giới thiệu cán bộ đưa vào quy hoạch các chức danh lãnh đạo Viện.

- Văn phòng Đảng ủy tổng hợp và thông báo Danh sách giới thiệu của Đảng ủy kèm Biên bản họp Đảng ủy về Phòng Tổ chức, Hành chính.

Bước 3. Hội nghị cán bộ viên chức lấy phiếu giới thiệu nguồn quy hoạch lãnh đạo Viện.

- Phòng Tổ chức, Hành chính phối hợp với Vụ TCCB ấn định ngày tổ chức hội nghị.

- Thành phần tham dự hội nghị: Toàn thể cán bộ viên chức; đại diện Vụ TCCB, đại diện Quận ủy Ngô Quyền dự giám sát.

- Trình tự Hội nghị:

+ Viện trưởng quán triệt mục đích, yêu cầu, tiêu chuẩn, cơ cấu cán bộ đưa vào quy hoạch các chức danh;

+ Giới thiệu danh sách quy hoạch nguồn dự kiến do Đảng ủy giới thiệu.

+ Các đại biểu dự hội nghị có thể giới thiệu thêm nguồn quy hoạch ngoài danh sách đã được chuẩn bị.

- Tiến hành lấy phiếu tín nhiệm:

+ Ban Kiểm phiếu phát phiếu, hướng dẫn điền phiếu.

+ Các đại biểu dự hội nghị ghi phiếu, bỏ phiếu giới thiệu theo mẫu số 1.

+ Ban Kiểm phiếu thu phiếu, niêm phong phiếu và bàn giao cho Phòng Tổ chức, Hành chính để tổng hợp, báo cáo Đảng ủy, Lãnh đạo Viện.

Bước 4. Lấy ý kiến giới thiệu của cán bộ chủ chốt

Phòng Tổ chức, Hành chính tổ chức Hội nghị lãnh đạo mở rộng  để lấy ý kiến về danh sách nhân sự dự kiến đưa vào quy hoạch.

Thành phần tham dự hội nghị: Lãnh đạo Viện, Đảng ủy, Cấp trưởng các đơn vị trực thuộc; đại diện Vụ TCCB và đại diện Quận ủy Ngô Quyền dự giám sát.

 - Trình tự Hội nghị:

+ Viện trưởng quán triệt mục đích, yêu cầu, tiêu chuẩn, cơ cấu nguồn quy hoạch vào các chức danh. Thông báo kết quả lấy phiếu tín nhiệm tại Hội nghị viên chức.

+ Các đại biểu cân nhắc, thảo luận

- Tiến hành lấy phiếu tín nhiệm:

+ Ban Kiểm phiếu phát phiếu, hướng dẫn điền phiếu.

+ Các đại biểu dự hội nghị ghi phiếu, bỏ phiếu giới thiệu theo mẫu số 1.

+ Ban Kiểm phiếu thu phiếu, niêm phong phiếu và bàn giao cho Phòng Tổ chức, Hành chính.

- Tổng hợp kết quả:

+ Phòng Tổ chức, Hành chính tổng hợp kết quả và báo cáo Lãnh đạo Viện

+ Tập thể Lãnh đạo Viện thảo luận, thống nhất danh sách dự kiến trình Đảng ủy

Bước 5. Đảng ủy xem xét quyết định quy hoạch cán bộ

- Đảng ủy tổ chức Hội nghị BCH để thảo luận, ghi phiếu giới thiệu cán bộ đưa vào quy hoạch các chức danh lãnh đạo Viện

- Thành phần Hội nghị: BCH Đảng bộ Viện, đại diện Quận ủy Ngô quyền dự giám sát.

- Trình tự:

Trên cơ sở kết quả lấy phiếu tín nhiệm tại Hội nghị viên chức và Hội nghị cán bộ chủ chốt, các đại biểu ghi phiếu giới thiệu cán bộ đưa vào quy hoạch các chức danh lãnh đạo Viện

- Tiến hành lấy phiếu tín nhiệm:

+ Ban Kiểm phiếu phát phiếu, hướng dẫn điền phiếu.

+ Các đại biểu dự hội nghị ghi phiếu, bỏ phiếu giới thiệu theo mẫu số 1.

+ Ban Kiểm phiếu thu phiếu và kiểm phiếu.

Bước 6. Xin ý kiến hiệp y của Quận ủy Ngô Quyền

Văn phòng Đảng ủy gửi văn bản xin ý kiến hiệp y của Quận ủy Ngô Quyền

Bước 7. Báo cáo và đề nghị Bộ NN & PTNT ra quyết định phê duyệt

Phòng Tổ chức, Hành chính hoàn thiện hồ sơ, thủ tục đề nghị Bộ ra quyết định phê duyệt danh sách cán bộ quy hoạch Lãnh đạo Viện. 

- Hướng dẫn số 608-HDQH/BCS ngày 17/1/2013 của Ban cán sự Đảng bộ NN&PTNT về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý của các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

- Hướng dẫn số
15-HD/BTCTW ngày 05/11/2012 của Ban Tổ chức Trung ương

- Hướng dẫn số
06-HD/BTCTW ngày 24/02/2017 của Ban Tổ chức Trung ương sửa đổi, bổ sung một số nội dung về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý nêu tại Hướng dẫn số 15-HD/BTCTW ngày 15/11/200812 của Ban Tổ chức Trung ương

 

 

 

 

2. Định kỳ rà soát hàng năm

Bước 1. Phòng Tổ chức, Hành chính hướng dẫn triển khai công tác rà soát quy hoạch vào tháng 12 hàng năm: gửi thông báo, biểu mẫu.

Bước 2.

Phòng Tổ chức, Hành chính tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt để tiến hành rà soát quy hoạch đã được phê duyệt.

Đại biểu: Quận ủy Ngô quyền, trưởng các tổ chức đoàn thể.

Căn cứ rà soát: Kết quả đánh giá cán bộ hàng năm.

a. Rà soát:

- Tiếp tục quy hoạch: Những cán bộ đã có trong quy hoạch còn đủ tuổi để bổ nhiệm lần đầu, tiếp tục có triển vọng và đủ tín nhiệm.

- Đưa ra khỏi quy hoạch (nếu có): Những cán bộ đã có trong quy hoạch nhưng không đủ độ tuổi bổ nhiệm lần đầu hoặc không còn đủ tiêu chuẩn quy hoạch.

Những người có trên 50% tổng số thành viên tán thành đưa ra khỏi quy hoạch thì đề xuất đưa ra khỏi quy hoạch.

b. Bổ sung

- Đối tượng:

+ Những cán bộ đã có trong quy hoạch nhưng được đề nghị quy hoạch chức vụ cao hơn chức vụ đã quy hoạch.

+ Những trường hợp bổ sung vào quy hoạch nhưng là đối tượng được quy hoạch lần đầu, cần đủ tuổi công tác ít nhất 5 năm trong nhiệm kỳ bổ nhiệm.

- Tổ chức Hội nghị toàn thể viên chức lấy ý kiến về danh sách nhân sự dự kiến đưa vào quy hoạch. Trên cơ sở kết quả Hội nghị viên chức, tập thể lãnh đạo Viện thảo luận thống nhất danh sách nhân sự giới thiệu tại Hội nghị lãnh đạo mở rộng.

- Tổ chức lấy ý kiến danh sách nhân sự dự kiến đưa vào quy hoạch tại Hội nghị lãnh đạo mở rộng (Lãnh đạo Viện, Đảng ủy, Cấp trưởng các đơn vị trực thuộc).

- Trên cơ sở kết quả Hội nghị viên chức và Hội nghị lãnh đạo mở rộng, Đảng ủy bỏ phiếu kín giới thiệu nhân sự đưa vào danh sách đề nghị xác nhận bổ sung quy hoạch.

Những người có trên 50% tổng số thành viên tán thành (lấy từ trên cao xuống) nhưng phải đảm bảo cơ cấu, số lượng, chỉ tiêu, tiêu chuẩn theo quy định, được đưa vào danh sách bổ sung quy hoạch.

-  Xin ý kiến hiệp y bằng văn bản của Quận ủy Ngô Quyền về danh sách nhân sự bổ sung quy hoạch.

- Phòng Tổ chức, Hành chính hoàn thành hồ sơ trình Bộ xem xét quyết định.

 

 

 

 

III. Quy hoạch chức danh lãnh đạo, quản lý các đơn vị thuộc Viện

1. Quy hoạch lần đầu

Bước 1. Phát hiện, giới thiệu nguồn:

- Đơn vị tổ chức hội nghị toàn thể viên chức và người lao động từ 12 tháng trở lên để lấy phiếu giới thiệu quy hoạch.

- Trình tự:

+ Trưởng đơn vị quán triệt mục đích, yêu cầu, tiêu chuẩn, cơ cấu cán bộ đưa vào quy hoạch.

+ Các đại biểu có thể giới thiệu thêm nguồn quy hoạch ngoài danh sách đã chuẩn bị.

+ Các đại biểu ghi phiếu giới thiệu quy hoạch các chức danh (theo mẫu);

+ Ban tổ chức thu phiếu và kiểm phiếu.

+ Biên bản Hội nghị lập theo mẫu.

Bước 2. Hiệp y với cấp ủy đảng cùng cấp

- Lấy ý kiến giới thiệu của chi ủy cùng cấp về kết quả giới thiệu quy hoạch của đơn vị:

+ Chi ủy thảo luận, ghi phiếu giới thiệu. Lập biên bản Hội nghị theo mẫu.

- Trưởng đơn vị lập hồ sơ trình Đảng ủy, Lãnh đạo Viện phê duyệt danh sách quy hoạch.

Bước 4. Đảng ủy, Lãnh đạo Viện xem xét quyết định quy hoạch cán bộ

Trên cơ sở giới thiệu quy hoạch của các đơn vị, Đảng ủy, Lãnh đạo Viện họp thảo luận và ghi phiếu giới thiệu, quyết định quy hoạch cán bộ.

Những người có trên 50% tổng số thành viên tán thành được đưa vào quy hoạch.

Bước 5. Viện trưởng ban hành quyết định quy hoạch cán bộ cấp trưởng/phó đơn vị thuộc Viện.

 

 

 

 

b. Rà soát bổ sung quy hoạch hàng năm

Bước 1. Phòng Tổ chức, Hành chính hướng dẫn triển khai công tác rà soát quy hoạch vào tháng 12 hàng năm: gửi thông báo, biểu mẫu.

Bước 2. Trưởng các đơn vị tiến hành tổ chức cuộc họp toàn thể viên chức và lao động của đơn vị để tiến hành rà soát quy hoạch đã được phê duyệt.

a. Rà soát:

- Tiếp tục quy hoạch: Những cán bộ đã có trong quy hoạch còn đủ tuổi để bổ nhiệm lần đầu, tiếp tục có triển vọng và đủ tín nhiệm.

- Đưa ra khỏi quy hoạch (nếu có): Những cán bộ đã có trong quy hoạch nhưng không đủ độ tuổi bổ nhiệm lần đầu hoặc không còn đủ tiêu chuẩn quy hoạch.

- Căn cứ rà soát: Kết quả đánh giá cán bộ hàng năm

b. Bổ sung:

Những cán bộ đã có trong quy hoạch nhưng được đề nghị quy hoạch chức vụ cao hơn chức vụ đã quy hoạch. Đối với những trưởng hợp bổ sung vào quy hoạch nhưng là đối tượng được quy hoạch lần đầu, cần đủ tuổi công tác ít nhất 5 năm trong nhiệm kỳ bổ nhiệm.

Hội nghị toàn thể bỏ phiếu kín giới thiệu nhân sự trong danh sách bổ sung quy hoạch. Lập biên bản họp.

Chi ủy thảo luận và bỏ phiếu kín về nhân sự trong danh sách bổ sung quy hoạch trên cơ sở ý kiến Hội nghị viên chức.

Bước 3. Trưởng các đơn vị gửi hồ sơ rà soát quy hoạch của đơn vị gồm: Biên bản họp, Danh sách đề nghị quy hoạch (theo mẫu) về Phòng Tổ chức, Hành chính.

Bước 4. Phòng Tổ chức, Hành chính tổng hợp trình Lãnh đạo Viện, Đảng ủy

Bước 5. Lãnh đạo Viện, Đảng ủy thảo luận và bỏ phiếu kín về nhân sự đưa vào quy hoạch chức danh lãnh đạo các đơn vị trực thuộc.

Văn Phòng Đảng ủy gửi Biên bản họp và Kết quả phê duyệt quy hoạch về Phòng Tổ chức, Hành chính.

Bước 6. Căn cứ kết quả phê duyệt quy hoạch của Đảng ủy, Viện trưởng ban hành quyết định phê duyệt quy hoạch.

 

14

TCCB03

Quy trình xét thi đua khen thưởng

Bước 1: Thành lập hội đồng thi đua khen thưởng và ban hành hướng dẫn

- Viện trưởng quyết định thành lập Hội đồng thi đua khen thưởng. 

- Phòng Tổ chức, Hành chính ban hành văn bản thông báo hướng dẫn các đơn vị trực thuộc Viện thực hiện công tác tổng kết thực hiện nhiệm vụ năm, đánh giá, phân loại VC & LĐ và bình xét thi đua khen thưởng.

Bước 2: Trưởng các đơn vị lập hồ sơ khen thưởng

Trưởng các đơn vị tổ chức họp tổng kết, đánh giá, phân loại VC & LĐ và bình xét thi đua cho từng cá nhân và toàn đơn vị theo quy định. Lập hồ sơ khen thưởng gửi về Phòng Tổ chức, Hành chính gồm:

- Văn bản đề nghị khen thưởng của Trưởng đơn vị.

- Biên bản họp thi đua của đơn vị, trong đó kết quả bình xét các cá nhân và tập thể (ghi rõ số phiếu bầu ở đơn vị), do Trưởng đơn vị ký tên, đóng dấu (nếu có).

- Báo cáo thành tích công tác của cá nhân, tập thể được đề nghị khen thưởng có xác nhận, ký tên đóng dấu (nếu có) của Trưởng đơn vị (theo mẫu quy định).Bước 3: Bình xét khen thưởng

- Phòng Tổ chức, Hành chính tiếp nhận hồ sơ khen thưởng của các đơn vị, tổng hợp trình Hội đồng Thi đua khen thưởng của Viện, sắp xếp lịch họp của Hội đồng.

- Hội đồng thi đua khen thưởng Viện họp xét khen thưởng và công nhận danh hiệu thi đua cho các cá nhân và tập thể trong các đơn vị trực thuộc Viện. Gửi biên bản họp Hội đồng về Viện trưởng (thông qua Phòng Tổ chức, Hành chính)

Bước 4: Căn cứ Biên bản họp của Hội đồng Thi đua khen thưởng:

- Viện trưởng ban hành quyết định các hình thức khen thưởng và công nhận danh hiệu thi đua từ cấp Viện trở xuống.

+ Viện trưởng trình Bộ NN & PTNT khen thưởng và công nhận danh hiệu thi đua đối với các hình thức khen thưởng và danh hiệu thi đua từ cấp Bộ trở lên.

+ Phòng Tổ chức, Hành chính lập hồ sơ, hướng dẫn các cá nhân đơn vị có liên quan làm thủ tục đề nghị khen thưởng theo quy định.

Bước 5: Công bố quyết định khen thưởng

Phòng Tổ chức, Hành chính công bố quyết định khen thưởng trên mạng nội bộ trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ký quyết định khen thưởng.

Viện tổ chức tôn vinh và trao tặng khen thưởng cho viên chức và người lao động trong Hội nghị CCVC & LĐ hàng năm.

Quyết định số 936/QĐ-VHS ngày 13/11/2013 của Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hải sản về việc ban hành Quy chế thi đua khen thưởng của Viện nghiên cứu Hải sản

15

TCCB04

Quy trình công khai tài sản

Bước 1: Đầu tháng 12 hàng năm, Phòng Tổ chức, Hành chính gửi văn bản thông báo kế hoạch và danh sách các cá nhân trong diện phải kê khai tài sản yêu cầu thực hiện kê khai tài sản tới các đơn vị.

Bước 2: Trưởng các đơn vị đôn đốc cán bộ trong diện phải kê khai tài sản của đơn vị thực hiện việc kê khai theo mẫu quy định.

Cá nhân trong diện kê khai tài sản có trách nhiệm kê khai tài sản đúng quy định và nộp bản kê khai về Phòng Tổ chức, Hành chính đúng thời hạn quy định.

Bước 3: Phòng Tổ chức, Hành chính tiếp nhận các bản kê khai tài sản, thực hiện thủ tục ký giao nhận lần 1 vào sổ quản lý theo quy định.

Kiểm tra tính đầy đủ, tính hợp lý về nội dung tài sản kê khai. Thời gian kiểm tra trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được bản kê khai.

Bước 4: Kê khai lại

+ Trường hợp Bản kê khai chưa đúng quy định thì Phòng Tổ chức, Hành chính có trách nhiệm hướng dẫn kê khai lại. Người kê khai tài sản phải có trách nhiệm thực hiện theo hướng dẫn và nộp lại bản kê khai đã chỉnh sửa về Phòng Tổ chức, Hành chính. Thời hạn kê khai lại là 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu.

+ Phòng Tổ chức, Hành chính tiếp nhận bản kê khai tài sản đã chỉnh sửa, ký vào từng trang của Bản kê khai và thực hiện thủ tục ký nhận lần 2 vào sổ quản lý theo quy định.

Bước 5:  Phòng Tổ chức, Hành chính trình ký đóng dấu vào các bản Kê khai tài sản theo quy định. Gửi 01 trả bản sao Bản kê khai tài sản có đầy đủ xác nhận của Viện cho các cá nhân để thực hiện thủ tục công khai tại đơn vị theo quy định và lưu cá nhân.

Bước 6: Công khai tài sản tại đơn vị

* Cấp Trưởng/Phó các đơn vị trực thuộc trở xuống thực hiện kê khai tại đơn vị.

- Biên bản công khai tài sản, thu nhập có chữ ký xác nhận của Thư ký cuộc họp, Trưởng đơn vị và Tổ trưởng công đoàn gửi về Phòng Tổ chức, Hành chính để lưu hồ sơ.

+ Trưởng các đơn vị tổ chức họp toàn thể đơn vị, từng cá nhân trong diện phải kê khai tài sản công khai tài sản, giải trình quá tình tăng giảm tài sản trong năm trước toàn thể viên chức và lao động của đơn vị. Cuộc họp công khai Bản kê khai phải đảm bảo đủ thời lượng, số lượng người dự cuộc họp tối thiểu 70% số người thuộc phạm vi phải triệu tập.

+ Người chủ trì cuộc họp có thể phân công một người đọc các Bản kê khai hoặc từng người đọc Bản kê khai của mình

+ Mọi ý kiến chất vấn của hội nghị và giải trình của từng cá nhân phải được ghi lại vào Biên bản họp theo quy định.

+ Gửi Biên bản họp kê khai tài sản tại đơn vị (có chữ ký của Thư ký cuộc họp, Trưởng đơn vị, Tổ trưởng công đoàn) về Phòng Tổ chức, Hành chính để lưu hồ sơ.

* Lãnh đạo Viện thực hiện công khai tài sản tại Hội nghị cán bộ chủ chốt.

+ Phòng Tổ chức, Hành chính: Tổ chức Hội nghị cán bộ chủ chốt, có đại diện của tổ chức Công đoàn Viện, Ban thanh tra nhân dân và Đoàn Thanh niên.

+ Lãnh đạo Viện thực hiện việc công khai tài sản trước hội nghị. Mọi chất vấn của Hội nghị, giải trình của từng cá nhân phải được ghi vào biên bản theo quy định.

+ Biên bản họp công khai tài sản (theo mẫu, có chữ ký của Viện trưởng, Thư ký cuộc họp và đại diện Công đoàn Viện) gửi về Phòng Tổ chức, Hành chính làm thủ tục lưu hồ sơ kê khai tài sản hàng năm và lập hồ sơ báo cáo Bộ NN & PTNT.

Bước 6: Phòng Tổ chức, Hành chính lập hồ sơ lưu trữ theo quy đinh:

+ Lưu Hồ sơ Kê khai tài sản hàng năm: Thông báo thực hiện kê khai tài sản, hướng dẫn thực hiện (nếu có), Biên bản kê khai tài sản tại các đơn vị kèm theo bản sao các Bản kê khai tài sản

+ Lưu hồ sơ nhân sự: bản gốc Bản kê khai tài sản của cá nhân trong danh sách kê khai tài sản cấp Trưởng đơn vị trực thuộc Viện trở xuống và bản chính Bản kê khai của  Lãnh đạo Viện hàng năm được vào hồ sơ nhân sự tại Viện.

+ Gửi 01 bản sao các Bản kê khai của người kê khai là đảng viên đến Văn phòng Đảng ủy Viện.

Bước 7: Lập Báo cáo công tác kê khai tài sản gửi Bộ NN và PTNT:

+ Gửi văn bản báo cáo công tác kê khai tài sản tại Viện về Vụ Tổ chức cán bộ, Biên bản Hội nghị kê khai tài sản tại Viện kèm theo bản gốc các Bản kê khai của của Viện trưởng, Phó Viện trưởng về Vụ Tổ chức cán bộ.

+ Gửi báo cáo hành chính về công tác kê khai tài sản tại Viện về Thanh tra Bộ.

- Nghị định 78/2013/NĐ-CP về minh bạch tài sản thu nhập

- Thông tư số 08/2013/TT-TTCP ngày 31/10/2013 của Thanh tra Chính phủ về việc hướng dẫn thi hành các quy định về minh bạch tài sản, thu nhập

- Mẫu kê khai tài sản

- Mẫu biên bản họp công khai tài sản tại đơn vị

- Kế hoạch kê khai tài sản của Viện nghiên cứu hải sản (tháng 12 hàng năm)

 

   VIỆN TRƯỞNG

 

 

Nguyễn Quang Hùng

 

 

 

16

TCCB05

Quy trình xét kỷ luật viên chức và lao động hợp đồng

Bước 1:

Đơn vị xảy ra hiện tượng vi phạm kỷ luật lao động lập biên bản vi phạm (có chữ ký người vi phạm, đại diện lãnh đạo đơn vị, người làm chứng) và báo cáo về Phòng Tổ chức, Hành chính (theo mẫu) và yêu cầu người vi phạm kỷ luật viết bản tường trình.

Bước 2:

Phòng Tổ chức, Hành chính phối hợp với đơn vị tổ chức họp toàn thể đơn vị xác định mức độ và hành vi vi phạm kỷ luật, đề xuất hình thức kỷ luật, có sự tham gia của người vi phạm, người làm chứng, đại diện BCH Công đoàn Viện. Biên bản họp, bản kiểm điểm gửi về Phòng Tổ chức, Hành chính.

Bước 3: Phòng Tổ chức, Hành chính nhận hồ sơ, phân loại cán bộ bị kỷ luật (là cán bộ viên chức hay lao động hợp đồng), báo cáo Viện trưởng, xin ý kiến thành lập Hội đồng kỷ luật của Viện theo quy định.

Bước 4: Phòng Tổ chức, Hành chính chuẩn bị hồ sơ liên quan, tổ chức họp Hội đồng kỷ luật của Viện, Hội đồng kết luận hình thức kỷ luật cán bộ tại biên bản cuộc họp.

Bước 5: Căn cứ kết luận của Hội đồng kỷ luật, Viện trưởng ban hành Quyết định kỷ luật cán bộ trình Viện trưởng ký. Thủ trưởng đơn vị ban hành quyết định kỷ luật những trường hợp thuộc thẩm quyền và báo cáo cấp trên.

Bước 6: Phòng Tổ chức, Hành chính ban hành quyết định kỷ luật theo quy định, báo cáo Vụ Tổ chức đối với trường hợp vi phạm kỷ luật là viên chức.

Bước 7: Phòng Tổ chức, Hành chính lưu trữ hồ sơ kỷ luật trong hồ sơ cán bộ, ghi hình thức kỷ luật vào lý lịch cán bộ.

- Quyết định số 554/QĐ-VHS ngày 3/5/2017 về việc  ban hành Nội quy Lao động Viện nghiên cứu Hải sản
(rà soát, bổ sung năm 2017)

* Áp dụng đối với người lao động:

- Bộ luật lao động năm 2012

- Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định chi tiêt và hướng dẫn một số nội dung của Bộ luật lao động.

* Áp dụng đối với viên chức:

- Luật viên chức ngày 15 tháng 11 năm 2010

- Nghị định số 27/2012/NĐ-CP  quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức

 

Tệp đính kèm

Ngày ban hành: 20/09/2017

Ngày có hiệu lực: 20/09/2017

Ngày hết hiệu lực:

Các mục khác...