Duration: 27/12/2021 - 31/12/2023
Contact: TS. Lê Tuấn Sơn; ltson@rimf.org.vn
Content
1. Tên nhiệm vụ: Nghiên cứu xây dựng quy trình phân lập và sản xuất thể thực khuẩn (phage) bản địa để phòng và trị bệnh hoại tử gan tụy trên tôm thẻ chân trắng tại Hải Phòng 2. Cấp quản lý: Cấp thành phố Hải Phòng 3. Tổ chức chủ trì nhiệm vụ: Trung tâm Quan trắc môi trưởng biển 4. Họ và tên chủ nhiệm nhiệm vụ: TS. Lê Tuấn Sơn 5. Mục tiêu: * Mục tiêu chung: Nghiên cứu xây dựng quy trình phân lập phage bản địa để phòng và trị bệnh hoại tử gan tụy trên tôm thẻ chân trắng tại Hải Phòng. * Mục tiêu cụ thể: - Có được 1 dòng phage bản địa có khả năng đối kháng với V. parahaemolyticus gây bệnh, trong đó có ít nhất 01 phage có khả năng diệt khuẩn tối thiểu trên 60%. - Xây dựng được quy trình phân lập phage bản địa để phòng và trị bệnh hoại tử gan tụy trên tôm thẻ chân trắng. - Xây dựng được quy trình sản xuất phage dạng dung dịch đạt nồng độ đạt 107 PFU/ml. 6. Nội dung chính của nhiệm vụ: Nội dung 1: Nghiên cứu tổng quan Nội dung 2: Nghiên cứu quy trình phân lập thể thực khuẩn bản địa Nội dung 3: Nghiên cứu quy trình sản xuất chế phẩm thể thực khuẩn dạng dung dịch Nội dung 4: Hoàn thiện, đánh giá hiệu quả và đề xuất quy trình 7. Lĩnh vực nghiên cứu: Thủy sản 8. Phương pháp nghiên cứu (tóm tắt):
Output
9. Kết quả dự kiến: * Quy trình và sản phẩm: - Quy trình phân lập phage bản địa để phòng trị Vibrio spp. - Quy trình sản xuất phage dạng dung dịch đạt nồng độ đạt 107 PFU/ml. * Báo cáo kết quả: - Báo cáo 1: Tổng quan về phân lập, sản xuất thể thực khuẩn phage và bệnh hoại tử gan tụy trên tôm thẻ chân trắng. - Báo cáo 2: Nghiên cứu phân lập, xác định vi khuẩn gây bệnh hoại tử gan tụy và nồng độ gây chết tối thiểu. - Báo cáo 3: Nghiên cứu xác định khả năng gây bệnh tử gan tụy trên tôm thẻ của Vibrio spp. - Báo cáo 4: Nghiên cứu phân lập và phân loại thể thực khuẩn. - Báo cáo 5: Nghiên cứu xác định khả năng đối kháng vi khuẩn của thể thực khuẩn. - Báo cáo 6: Nghiên cứu phân lập thể thực khuẩn để phòng, trị bệnh hại tử gan tụy. - Báo cáo 7: Nghiên cứu đánh giá mức độ an toàn của thực khuẩn thể. - Báo cáo 8: Nghiên cứu đánh giá mức độ an toàn và hiệu quả của thực khuẩn thể trong phòng thí nghiệm. - Báo cáo 9: Tối ưu thông số tăng sinh thể thể thực khuẩn trong 200 mL. - Báo cáo 10: Tối ưu thông số tăng sinh thể thể thực khuẩn, quy mô 2-3 L. - Báo cáo 11: Đánh giá hiệu quả sử dụng thể thực khuẩn trong phòng, trị bệnh hoạt tử gan tụy trên tôm thẻ chân trắng. - Báo cáo tổng kết đề tài và báo cáo tóm tắt đề tài. 10. Thời gian bắt đầu dự kiến và thời gian kết thúc dự kiến: 12/2021-12/2023.