Duration: 01/01/2005 - 31/12/2006

Contact: ThS. Đặng Văn Thi; vhs@rimf.org.vn

 

Content

1. Nghiên cứu trữ lượng cá cơm, khả năng phục hồi nguồn lợi và khả năng khai thác hợp lý. - Đánh giá trữ lượng cá cơm, tính toán lượng bổ sung tiềm năng. - Lập bản đồ phân bố nguồn lợi (1:1000.000). - Xác định sản lượng khai thác hợp lý, trên cơ sở đó xác định tổng cường lực khai thác hợp lý. 2. Nghiên cứu tình hình khai thác, mùa vụ và phân bố nguồn lợi cá cơm (Stolephorus spp) tại vùng biển Tây Nam Bộ. - Xác định được ngư cụ khai thác chủ yếu, năng suất khai thác theo không gian và thời gian trong vùng biển Tây Nam Bộ. - Xác định được thành phần loài cá cơm và ước tính phần trăm sản lượng của mỗi loài. 3. Nghiên cứu đặc điểm sinh học của cá cơm (sinh trưởng, sinh sản, vòng đời, tập tính). - Xác định được tuổi của cá cơm với các kích cỡ cá khác nhau, tốc độ sinh trưởng và vòng đời. - Xác định sức sinh sản và tính toán lượng bổ xung tiềm năng. 4. Tìm hiểu và thống kê tình hình sử dụng nguyên liệu cá cơm tại các tỉnh ven biển Tây Nam Bộ. - Xác định được nguồn nguyên liệu cá cơm đánh bắt được sẽ sử dụng cho những mục đích chính nào, thống kê lượng nguyên liệu sử dụng ở một số nhà máy lớn, xưởng chế biến lớn. 5. Nghiên cứu phương án bảo vệ, khai thác hợp lý để đảm bảo tái tạo nguồn lợi và phát triển nghề cá bền vững. - Phân tích tích ưu và nhược điểm của những ngư cụ chính đánh bắt cá cơm. - Đưa ra được khu vực cấm đánh bắt, thời gian hạn chế (hoặc cấm) khai thác, cường lực khai thác hợp lý.

 

Output

Đánh giá được hiện trạng khai thác, thời gian khai thác và ngư trường khai thác và tình hình sử dụng nguyên liệu cá cơm tại các tỉnh Tây Nam Bộ. Nêu được đặc điểm sinh học chính (sinh trưởng, sức sinh sản, tương quan chiều dài - khối lượng...) của cá cơm, xác định được lượng bổ sung tiềm năng. Ước tính được trữ lượng, khả năng khai thác bền vững và tiến hành so sánh các phương pháp ước tính khác nhau. Lập được bản đồ phân bố trữ lượng. Đưa ra được phương án tối ưu nhất phù hợp với điều kiện hiện tại của nghề cá các tỉnh Tây Nam Bộ. Nêu được những ưu điểm nổi trội của ngư cụ phù hợp khai thác và những nhược điểm của những ngư cụ đánh ảnh hưởng lớn đến đời sống cá cơm trên góc độ sinh học nguồn lợi. Đưa ra mức ánh sáng phù hợp, ảnh hưởng ít nhất đến nguồn lợi cá cơm. Đề xuất ra mức khai thác tối ưu nhất từ đó quy hoạch số lượng tàu thuyền, công suất tàu và cơ cấu nghề nghiệp phù hợp. Nguồn số liệu thu được là khá lớn bao trùm cả số liệu về thực trạng nguồn lợi và số liệu thể hiện áp lực khai thác lên nguồn lợi ở vùng biển nghiên cứu. Một bộ số liệu sinh học theo chuỗi thời gian trong năm của tất cả các loài cá cơm xác đinh được cũng đang được thu thập, bổ sung hàng tháng. Đây sẽ là những bằng chứng khoa học xác thực phục vụ cho quản lý nguồn lợi và nghề khai thác cá cơm biển Tây Nam Bộ.

 

Note