Làm việc với Đoàn có đồng chí Nguyễn Quang Hùng, Viện Trưởng Viện nghiên cứu Hải sản; đồng chí Nguyễn Văn An, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, thành phố Hải Phòng; Đại diện Ủy ban MTTQ thành phố Hải Phòng; Các đồng chí trong Ban Lãnh đạo Viện; Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo; Trưởng Phó các đơn vị; Phân Viện nghiên cứu phía Nam họp trực tuyến và Chủ nhiệm các đề tài nhiệm vụ.
Toàn cảnh buổi họp
Theo Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (khóa XI) của Viện, ngay sau khi Nghị quyết Trung ương 6 (Khóa XI) được ban hành, Đảng ủy Viện nghiên cứu Hải sản đã chỉ đạo các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể tổ chức tuyên truyền, quán triệt sâu rộng đến toàn thể cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong toàn Viện về quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và HNQT, nhằm tạo sự đồng thuận trong nhận thức và hành động.
Viện triển khai thực hiện các chiến lược, chương trình, nhiệm vụ khoa học và công nghệ của Trung ương và thành phố, trong giai đoạn 2011 – 2015, Viện nghiên cứu Hải sản đã tổ chức triển khai thực hiện 61 nhiệm vụ KHCN trong và ngoài nước; trong đó có 06 nhiệm vụ cấp Nhà nước, 03 nhiệm vụ thuộc đề án 47, 02 nhiệm vụ Sự nghiệp kinh tế, 04 nhiệm vụ môi trường, 12 nhiệm vụ cấp Bộ, 20 nhiệm vụ cấp tỉnh/thành phố, 10 nhiệm vụ với doanh nghiệp, tổ chức; 04 nhiệm vụ Hợp tác Quốc tế.
Việc xây dựng, xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ được đổi mới theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, bám sát phục vụ các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của Ngành và thành phố. Để triển khai thực hiện Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn giai đoạn 2013-2020, hàng năm Viện nghiên cứu Hải sản đã đề xuất và thực hiện các nhiệm vụ khoa học công nghệ bám sát các định hướng, mục tiêu phát triển của Bộ, ngành, thành phố đã góp phần cung cấp luận cứ khoa học cho công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền và phục vụ thiết thực cho nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn thành phố
Viện nghiên cứu Hải sản đã có hơn 20 cán bộ của Viện đã được Bộ Thủy sản, Bộ NN&PTNT điều động công tác tại Bộ, Tổng cục Thủy sản; trong số này rất nhiều người đảm đương các trọng trách quan trọng trong cơ cấu lãnh đạo Bộ, Cục, Vụ; Đã đào tạo được: 05NCS (03 nước ngoài; 02 trong nước), 23NCS đang đào tạo (03 nước ngoài; 17 trong nước); Đã liên kết với các trường Đại học trong nước (Đại học Quốc Gia Hà Nội, Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Nha Trang....) đào tại được 79 thạc sỹ (12 nước ngoài; 67 trong nước) 11 thạc sỹ đang đào tạo (01 nước ngoài; 10 trong nước).
Viện đã tổ chức được 38 hội nghị, hội thảo, trong đó có 06 hội thảo quốc tế tại Viện, 02 hội chợ: Hội chợ Công nghệ và Thiết bị Quốc tế Việt Nam năm 2015 (International Techmart Vietnam 2015) và Hội chợ Trình diễn và kết nối Cung – Cầu Công nghệ khu vực Nam bộ 2015 (TechDemo 2015) từ 05/11/2015 – 06/11/2015, tại Thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu; Tổ chức thành công 01 hội thảo về kinh nghiệm hợp tác quốc tế với các Vụ của Bộ NN&PTNT, Tổng cục thủy sản và các Viện thủy sản; Phối hợp với Tổng cục thủy sản tổ chức 01 hội thảo với tổ chức SEAFDEC về nghề cá biển khu vực Đông Nam Á; Hội thảo ứng dụng khoa học công nghệ tăng cường gắn kết giữa Khoa học - Doanh nghiệp và Ngư dân phục vụ phát triển sản xuất thủy sản.
Đẩy mạnh hợp tác trong nước và Quốc tế về KH&CN: hợp tác với các tổ chức lớn trên thế giới như FAO, WWF, SEAFDEC..., các quốc gia như Na Uy, Đan Mạch, Nga, Nhật Bản (YZSIDE.COM), Mỹ (GEBCO), Pháp (CLS), Trung Quốc, Hàn Quốc, Canađa, Hoa Kỳ, Cu Ba...; đã đón tiếp 40 đoàn quốc tế đến làm việc; cử 50 đoàn, 150 lượt cán bộ tham gia các hội thảo, hội nghị khoa học Quốc tế.
Bên cạnh những kết quả đạt đươc, Viện nghiên cứu Hải sản cũng gặp phải những khó khăn, bất cập như: Các cơ chế chính sách còn nhiều bất cập, tốc độ cải cách chậm; Kinh phí cho nghiên cứu rất ít; Đầu tư cho khoa học manh mún, thiếu chương trình lớn, bài bản nên không tạo được sản phẩm tốt; Chương trình lớn thì không thu xếp được kinh phí; Chế độ đãi ngộ thấp. Qua đó Viện cũng có những kiến nghị tới đoàn Ban Chỉ đạo Trung ương giám sát thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (khóa XI) như: Cần thực sự cọi khoa học là quốc sách, quyết liệt; Cần tăng tỷ trọng đầu tư cho khoa học; Cần có đầu tư trọng điểm và dài hạn; Cần đẩy nhanh thực thi các chính sách đồng bộ giữa các bộ; Đẩy nhanh các cơ chế đãi ngộ hợp lý; Tạo điều kiện nâng cao trình độ; Đồng bộ với đào tạo.
Kết thúc buổi làm việc, đồng chí Lê Bá Trình, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương giám sát thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (khóa XI) ghi nhận, đánh giá cao sự nỗ lực, cố gắng của Viện nghiên cứu Hải sản lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện các chủ trương, giải pháp của Nghị quyết Trung ương 6 (khóa XI).
Vũ Thị Thu Hằng