ThS. Nguyễn Viết Nghĩa – Phó Viện trưởng phát biểu khai mạc cuộc họp
ThS Phạm Quốc Huy – Báo cáo kết quả chuyến điều tra trên tàu MV. SEAFDEC 2
Th.S Phạm Quốc Huy- Khoa học trưởng báo cáo tóm tắt cho thấy: Chuyến điều tra nguồn lợi cá nổi nhỏ ở vùng biển Việt Nam bằng tàu M.V. SEAFDEC 2, được thực hiện trong 2 tháng (từ tháng 6 đến tháng 8) là sự phối hợp giữa Viện Nghiên cứu Hải sản, Dự án “Điều tra tổng thể biến động nguồn lợi hải sản biển Việt Nam từ năm 2016 đến năm 2020” và Trung tâm Phát triển Nghề cá Đông Nam Á (SEAFDEC). Kết quả của chuyến điều tra như sau:
- Tổng số trạm đánh lưới thu mẫu được là 110 mẻ lưới, trong đó có 28 mẻ lưới kéo trung tầng và 82 mẻ lưới kéo đáy.
- Thu thập và phân tích được hơn 600 mẫu sinh học và hơn 100 mẫu tiêu bản các loài hải sản.
- Hoàn thành việc thu mẫu thủy sinh và hải dương học tại 120 trạm nghiên cứu.
- Bước đầu đã xác định được 496 loài thuộc 130 họ các loài hải sản. Các đối tượng bắt gặp với tỉ lệ cao là cá Hố, cá Bò 1 gai, cá Sơn, cá Khế, cá Liệt, cá Mối, cá Hống và Mực ống. Trong đó nhóm cá rạn chiếm 44%, nhóm cá đáy chiếm 22%, nhóm cá nổi chiếm 17%, nhóm chân đầu chiếm 12% và nhóm giáp xác chiế 5%.
- Năng suất khai thác trung bình đạt khoảng 35kg/giờ (cao nhất đạt 324 kg/giờ). Nếu xét theo nhóm sinh thái thì năng suất khai thác cao nhất là nhóm cá rạn, tiếp theo là nhóm hải sản tầng đáy và thấp nhất là nhóm cá nổi nhỏ.
Trong quá trình thực hiện chuyến điều tra khảo sát đã có sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả, nhiệt tình của toàn thể cán bộ khoa học, cán bộ quản lý, cán bộ nghiên cứu và toàn thể cán bộ thuyền viên trên tàu M.V. SEAFDEC 2.
ThS. Nguyễn Viết Nghĩa trao quà cho đại diện tàu MV. SEAFDEC 2
Tại cuộc họp tổng kết, các ý kiến phát biểu của đại diện cán bộ, thuyền viên tàu M.V. SEAFDEC 2, các nghiên cứu viên tham gia chuyến biển của Viện Nghiên cứu Hải sản, đại diện Vụ trưởng Bảo tồn & nguồn lợi thủy sản (Tổng cục Thủy sản), đại diện Văn phòng Cục điều tra cơ bản biển và Hải đảo (Tổng cục Biển và hải đảo); ThS. Nguyễn Xuân Thi giới thiệu quá trình hình thành và phát triển của Phân viện Nghiên cứu Hải sản phía Nam.
Chụp ảnh lưu niệm giữa thành viên tàu MV. SEAFDEC 2 với các đại biểu tham dự tổng kết
Kết thúc buổi làm việc, ThS. Nguyễn Viết Nghĩa thay mặt Viện Nghiên cứu Hải sản cảm ơn toàn thể cán bộ, thuyền viện và thành viên trong chuyến điều tra của tàu MV. SEAFDEC2 đã khắc phục mọi khó khăn để hoàn thành xuất sắc chuyến điều tra. Chúc sự hợp tác giữa Viện Nghiên cứu Hải sản với Trung tâm Phát triển Nghề cá Đông Nam Á (SEAFDEC) ngày càng tốt đẹp và thành công, vì sự phát triển nghề cá của Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.
Nguyễn Thị Phương Thảo