Ảnh minh họa

Mặc dù giảm sút trong vài năm gần đây, nhưng sản lượng khai thác cá cơm (Engraulis ringens) của Peru và Chi-lê vẫn là loài có sản lượng cao nhất trong tổng sản lượng khai thác hải sản, đạt mức 7,0 triệu tấn trong năm 2018. Sản lượng khai thác cá minh thái Alaska (Theragra chalcogramma) đứng thứ hai với 3,4 triệu tấn. Trong khi đó, năm thứ chín liên tiếp, sản lượng cá ngừ vằn (Katsuwonus pelamis) giữ vị trí thứ 3 với tổng sản lượng khoảng 3,2 triệu tấn. Sản lượng nhóm cá biển khác chiếm 85% tổng sản lượng khai thác hải sản, trong đó chủ yếu là cá nổi nhỏ, tiếp đến là cá ngừ và cá họ cá ngừ.. Sản lượng khai thác cá ngừ và cá họ cá ngừ tiếp tục tăng qua từng năm, đạt mức cao nhất hơn 7,9 triệu tấn năm 2018, chủ yếu là khai thác ở ngư trường Tây và Trung Thái Bình Dương.

Thống kê tổng sản lượng thủy sản và thương mại thủy sản toàn cầu

Đơn vị tính: Sản lượng: triệu tấn

 

1996 - 2005

2006 - 2015

2016

2017

2018

Sản lượng trung bình năm

Tổng sản lượng thủy sản

125,6

149,5

166,1

172,7

178,5

Sản lượng khai thác thủy sản

91,4

89,8

89,6

93,1

96,4

- Khai thác nội địa

8,3

10,6

11,4

11,9

12,0

- Khai thác hải sản

83,0

79,3

78,3

81,2

84,,4

Sản lượng nuôi trồng thủy sản

34,2

59,7

76,5

79,5

82,1

- Nước ngọt

19,8

36,8

48,0

49,6

51,3

- Nước mặn

14,4

22,8

28,5

30,0

30,8

Thương mại thủy sản

 

 

 

 

 

- Tổng sản lượng XK

46,7

56,7

59,5

64,9

67,1

- Tổng giá trị XK (tỷ USD)

59,6

117,1

142,6

156,0

164,1

Nguồn: The State of World Fisheries and Aquaculture 2020, FAO

Tổng sản lượng khai thác nội địa vẫn duy trì sự tăng trưởng đều đặn qua từng năm, đạt mức kỷ lục 12 triệu tấn trong năm 2018. Năm 2018, khai thác nội địa của 16 nước tốp đầu chiếm hơn 80% tổng sản lượng khai thác nội địa, trong khi, đó khai thác hải sản của 25 nước tốp đầu chiếm tỷ lệ tương tự. Tuy nhiên, xu thế tăng trưởng trong khai thác nội địa có thể không chính xác do những yếu tố liên quan phụ thuộc vào việc cải thiện chất lượng báo cáo đánh giá của mỗi quốc gia và sẽ tiếp tục tăng trong những năm tới.

Nam Anh (Theo The State of World Fisheries and Aquaculture 2020, FAO)

(Nguồn: Tổng cục Thủy sản)