Toàn cảnh Hội thảo
Tại Hội thảo , Chủ nhiệm đề tài đã trình bày mục tiêu chung, nội dung nghiên cứu, sản phẩm; phương pháp nghiên cứu và định hướng sản phẩm. Mục tiêu chung của đề tài là xác định được mối quan hệ giữa cấu trúc các trường thủy động lực và môi trường biển với biến động ngư trường khai thác cá nổi nhỏ ở biển Việt Nam; Có được mô hình thực nghiệm dự báo ngư trường khai thác cá nổi nhỏ ở biển Việt Nam.
Sơ đồ vùng biển nghiên cứu của đề tài
Hội thảo đã thảo luận và góp ý cho đề tài về các vấn đề như: Phương pháp đồng hóa dữ liệu năng suất đánh bắt cá nổi nhỏ từ các nghề khai thác cá nổi nhỏ: rê, vây, chụp, câu, mành; Đối tượng là cá nổi nhỏ, một số loài kinh tế, hay 6 loài lựa chọn (cá cơm, nục, trích, bạc má, ngân, khế); Vùng biển dự báo trải dài trên nhiều vĩ tuyến, các biến môi trường có sự khác biệt giữa các vùng biển dự báo. Có nên xây dựng mô hình dự báo riêng cho từng vùng biển hay không?; Dự kiến phát triển các công cụ phân tích tính toán dự báo ngư trường tích hợp với các công cụ dự báo cá nổi lớn thuộc đề tài KC09.18/11-15.
Phát biểu kết luận tại Hội thảo, PGS.TS Đỗ Văn Khương đề nghị Ban Chủ nhiệm đề tài tiếp thu những ý kiến góp ý của các chuyên gia để có những bước triển khai đề tài phù hợp nhất.
Vũ Thị Thu Hằng.