Hội thảo đã trình bày kết quả đạt được của các khóa tập huấn “Sử dụng bền vững nguồn lợi thủy sản ven biển dựa trên ý tưởng SATOUMI”, Hội thảo “Thực hiện Công ước buôn bán quốc tế về các loài động thực vật hoang dã nguy cấp theo phụ lục II (CITES)” và “ Giới thiệu về phương pháp đánh giá rủi ro cho quần đàn cá ngừ ven bờ tại vùng biển Đông Nam Á”.
Từ đó, các thành viên Hội thảo cùng nhau chia sẻ, thảo luận về các biện pháp sử dụng bền vững nguồn lợi sinh học biển ven bờ dựa trên sự phát triển cộng đồng để đối phó với các biển đổi khí hậu của nước bạn và áp dụng thực tế vào nghề cá Việt Nam; nhận diện nhanh một số loài cá nhám, cá mập và cập nhật tình hình khai thác đối với các loài thuộc danh mục Cites cung cấp thêm các thông tin cho quản lý khu vực thông qua các cơ quan thủy sản. Ngoài ra, từ nguồn số liệụ tổng sản lượng khai thác hải sản hàng năm và năng suất khai thác hải sản, Hội thảo trình bày cách tiếp cận và phương pháp sử dụng phần mềm Kobe Plot, cùng nhau phân tích, thảo luận những hạn chế của mô hình, nguồn số liệu và tính xác thực của thông tin đầu vào. Đây chính là phương pháp có khả năng đưa ra dự đoán chính xác về sản lượng khai thác, là hướng tiếp cận mới cho việc quản lý nguồn lợi hải sản biển Việt Nam.
Hội thảo chính là hoạt động khoa học bổ ích cho các đoàn viên thanh niên tham gia nghiên cứu khoa học có cơ hội được giao lưu, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm từ các khóa đạo tạo nước ngoài nhằm áp dụng vào thực tiễn nghề cá Việt Nam.
Vũ Thị Hậu.