Đề tài do ThS. Đào Duy Thu làm Chủ nhiệm. Tham dự Hội thảo, về phía khách mời gồm có: TS. Reddy, Khoa học trưởng, Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Hóa học biển và Nghề muối Trung ương,  Hội đồng nghiên cứu khoa học và Công nghiệp; là chuyên gia độc lập; PGS. TS. Nguyễn Xuân Lý, Nguyên Phó Vụ trưởng Vụ KHCN, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Đại diện Vụ Khoa học Công nghệ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; đại diện công ty IMC chuyên về sản xuất thực phẩm chức năng. Tham dự Hội thảo về phía Viện nghiên cứu Hải sản có Lãnh đạo Viện; Hội đồng Khoa học và Đào tạo; Trưởng, phó các đơn vị thuộc Viện; Cán bộ khoa học các phòng nghiên cứu Công nghệ sinh học biển;  phòng nghiên cứu Công nghệ sau thu hoạch và các cán bộ khoa học có quan tâm. TS. Nguyễn Văn Nguyên – Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu Hải sản chủ trì Hội thảo.

 Toàn cảnh Hội thảo

Hội thảo lần lượt được nghe 03 báo cáo:

  1. Báo cáo “Kết quả nghiên cứu xây dựng quy trình nuôi cấy mô rong sụn” do Chủ nhiệm đề tài trình bày
  2. Báo cáo “Xây dựng mô hình trồng rong sụn thương phẩm nguồn gốc nuôi cấy mô tại Khánh Hòa” do ThS. Trần Mai Đức – Viện nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ Nha Trang trình bày
  3. Báo cáo “Technological interventions for sustainable development and ustilities of seaweed resources” do TS. Chennur Radhakrishna Reddy trình bày.

Hội thảo diễn ra sôi nổi, các ý kiến góp ý của các nhà khoa học, chuyên gia tập trung chủ yếu vào việc nguyên nhân thí nghiệm tế bào trần không thành công và giải pháp; các sản phẩm dạng bột phải có xác nhận của Vụ KHCN &MT- BNN&PTNT…

Sơ đồ quy trình nuôi cấy mô rong sụn KAPPAPHYCUS ALVAREZII, DOTY

Kết quả của Hội thảo đã giúp cho đề tài có phương án tối ưu nhất để thực hiện các mục tiêu đề ra. Kết quả của đề tài sẽ góp phần quan trọng trong việc xây dựng được qui trình nhân giống rong sụn (Kappaphycus alvarezii) bằng phương pháp nuôi cấy mô, chủ động nguồn giống tốt và xây dựng được một mô hình trồng thương phẩm rong sụn từ nguồn giống nuôi cấy mô cho hiệu quả kinh tế cao.

Vũ Thị Thu Hằng