Hội nghị tư vấn, đánh giá nghiệm thu cấp cơ sở đề tài khoa học công nghệ cấp tỉnh bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến. Thành phần Hội đồng theo Quyết định số 164/QĐ-PVHS của Phân Viện trưởng Phân Viện Nghiên cứu Hải sản phía Nam, gồm: 1) TS. Nguyễn Viết Nghĩa, Viện Nghiên cứu Hải sản - Chủ tịch Hội đồng; 2) PGS. TS. Nguyễn Mạnh Tuấn, Trường Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh - Phản biện 1; 3) PGS. TS. Nguyễn Phú Hoà - - Phản biện 2; Các Ủy viên: 4) ThS. Nguyễn Hữu Thanh, Trung tâm Quốc gia Giống Hải sản Nam Bộ; 5) TS. Đỗ Thành Chung, Trường Đại học Giao thông Vận tải Thành phố Hồ Chí Minh; 6) KS. Quách Văn Chịa, Chi cục Thuỷ sản tỉnh Bến Tre; 7) TS. Đỗ Anh Duy, Viện Nghiên cứu Hải sản - Thư ký; Đại diện Công ty Pando, Công ty TNHH thương mại dịch vụ một thành viên Đại Hùng Anh (Bến Tre) và Sở Khoa học công nghệ Bến Tre; Các thành viên thực hiện đề tài, Lãnh đạo Phân Viện và các cán bộ viên chức và lao động Phân Viện Nghiên cứu Hải sản phía Nam.

Toàn cảnh Hội đồng tư vấn, đánh giá nghiệm thu cấp cơ sở đề tài tại Phân Viện

Đề tài được thực hiện với mục tiêu mục tiêu cụ thể là: “Đánh giá được hiện trạng sử dụng bạt nhựa từ các ao nuôi thủy sản trên địa bàn tỉnh Bến Tre; Đề xuất giải pháp xử lý bạt ao nuôi qua sử dụng thành hạt vật liệu để đưa vào khối bê tông sao cho lượng nhựa đưa vào nhiều nhất mà sản phẩm vẫn đạt chất lượng về các chỉ tiêu theo tiêu chuẩn Việt Nam; Sản xuất thành công 3.000 viên gạch lát vỉa hè hình chữ nhật có kích thước 240 x 130 x 40 mm (dài x rộng x cao)”. Để đạt được các mục tiên trên đề tài đã tiến hành triển khai 4 nội dung: Nội dung 1: Đánh giá hiện trạng sử dụng bạt nhựa trong nuôi thủy sản ở Bến Tre; Nội dung 2: Nghiên cứu, ứng dụng, phát triển, chuyển giao công nghệ tái sản xuất bạt nhựa trong nuôi trồng thủy sản vào đời sống tại Bến Tre; Nội dung 3: Đánh giá ảnh hưởng của gạch nhựa sau tái chế ảnh hưởng lên sức khỏe của con người; Nội dung 4: Đánh giá hiệu quả kinh tế - môi trường so với các sản phẩm gạch khác; Nội dung 5: Đề xuất các giải pháp giảm thiểu và tái sử dụng rác thải nhựa trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản ở Bến Tre; Nội dung 6: Xây dựng mô hình sản xuất gạch nhựa HDPE từ bạt nhựa đã qua sử dụng trong nuôi trồng thủy sản ở Bến Tre.

TS. Phạm Quốc Huy trình bày tóm tắt báo cáo tổng kết đề tài

Kết quả: Đề tài sau 15 tháng triển khai đã thực hiện đầy đủ các nội dung, sản phẩm và tiến độ theo thuyết minh đề cương và hợp đồng đã ký, hoàn thành mục tiêu nghiên cứu đặt ra. Đã điều tra, đánh giá hiện trạng sử dụng bạt nhựa trong nuôi thủy sản ở Bến Tre: Đối với phương thức nuôi siêu thâm canh thì đối tượng nuôi chỉ là tôm thẻ chân trắng và 100% các hộ nuôi đều sử dụng bạt nhựa; Đối với phương thức nuôi thâm canh và bán thâm canh, tỷ lệ sử dụng bạt nhựa trong quá trình nuôi dao động từ 75 - 77%; Đối với phương thức nuôi quảng canh cải tiến, tỷ lệ sử dụng bạt nhựa chiếm khoảng 10,7%. Ứng dụng công nghệ để tái sản xuất bạt nhựa HDPE đã qua sử dụng bạt nhựa trong nuôi thủy sản ở Bến Tre: Nhiệt độ cát trộn rơi vào khoảng giá trị từ 2200C đến 2500C; tốc độ ở mức khoảng 30 lần/phút, thời gian trộn 15 phút tính từ lúc bỏ hạt nhựa vào cát, tiếp tục kiểm tra nhiệt độ hỗn hợp cùng với việc trộn đều hỗn hợp khi đạt tới từ 3000C đến 3200C; độ uốn đạt từ 14,42 MPa đến 20,18 MPa và độ nén từ 12,55 MPa đến 13,37 MPa. Tổng số gạch nhựa đã sản xuất được là 3.000 viên đã được sử dụng các công trình xây dựng tại Bến Tre. So sánh với gạch khác trên thị trường: Mẫu vật liệu gạch HDPE có cường độ nén trung bình là 13,1 MPa, và cường độ uốn lớn gấp ba lần so với cường độ uốn yêu cầu của gạch Terrazzo. Chuyển giao công nghệ tái sử dụng rác thải nhựa HDPE tại tỉnh Bến Tre: Công nghệ sản xuất gạch nhựa UNC từ bạt nhựa đã sử dụng trong nuôi trồng thủy sản, đã được chuyển giao cho Công ty TNHH một thành viên Sản xuất - Thương mại - Dịch vụ Đại Hùng Anh, địa chỉ tại: Thửa đất số 50, tờ bản đồ số 10, khu phố 7, thị trấn Mỏ Cày, huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre. Đề xuất các giải pháp giảm thiểu và tái sử dụng rác thải nhựa trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản ở Bến Tre: (1) Xây dựng hệ thống thu gom và tái chế nhựa; (2) Tuyên truyền và nâng cao nhận thức cho người nuôi thủy sản về tái sử dụng bạt nhựa; (3) Chính sách và quy định để khuyến khích tái sử dụng nhựa và (4) Hợp tác và quản lý tái sử dụng nhựa trên phạm vị toàn tỉnh. Hội đồng đánh giá cao ý nghĩa khoa học và giá trị thực tiễn của đề tài.

Với các kết quả đạt được của nhiệm vụ, Hội đồng đã ghi nhận và đánh giá Xuất sắc. Để báo cáo tổng kết có chất lượng tốt hơn, TS. Nguyễn Viết Nghĩa, Chủ tịch Hội đồng đề nghị ban chủ nhiệm đề tài tiếp thu và chỉnh sửa theo các ý kiến kết luận của Hội đồng.

Nguyễn Thị Phương Thảo – Phân Viện Nghiên cứu Hải sản phía Nam