Một trong những thách thức về bảo tồn của nước Úc trong việc bảo vệ Rạn san hô Great Barrier Reef và các tài sản tự nhiên khác là đi trước một bước so phới những biến động của loài được bảo về và sự xuất hiện các mối đe dọa mới và không lường trước. P>
Tìm kiếm cách thức để có thể trao quyền cho cộng đồng địa phương và các nhà quản lý về bảo tồn thực hiện công tác này là hiện là nghiên cứu của Giáo sư Bob Pressey thuộc trung tâm ARC công nghệ cao cho các Nghiên cứu về Rạn san hô.
Giáo sư Bob là chuyên gia về lập kế hoạch bảo tồn một cách hệ thống – xây dựng các chiến lược để việc bảo vệ các loài bị đe dọa và sinh cảnh tiếp tục trong thời gian dài. Nghiên cứu của ông đã được trích dẫn trong hơn 3000 bài báo khoa học trên khắp thế giới.
“Đã từ lâu chúng ta biết rằng không thể đặt một hàng rào khoanh vùng ngăn cách thế giới tự nhiên và hy vọng các sinh vật sống sót. Thế giới này biến động theo nhiều yếu tố, đặc biệt là khí hậu thay đổi. Và những đe dọa mới xuất hiện” giáo sư cho biết. “Chúng ta phải tìm cách để bảo vệ các loài bản xứ là những cách thức cho phép sự di chuyển của loài và thay đổi theo bản chất của những áp lực và các mối đe dọa mà chúng phải đối mặt.”
Giáo sư Bobđã tổng kết các quan điểm khoa học về những thách thức này trong một bài báo có tiêu đề. Lập kế hoạch bảo tồn trong một thế giới thay đổi”, bài báo này sẽ sớm được xuất bản trong Tạp chí Các xu hướng về Sinh thái và Tiến hóa.
Rạn san hô Great Barrier là một trường hợp điển hình, ông nói. Khi thay đổi về khí hậu xảy ra quá nhanh, các nhà khoa học suy đoán rằng các loài san hô sẽ bị áp lực ngày càng tăng và bắt đầu chuyển dần về khu vực có môi trường phù hợp với chúng hơn, có nghĩa là các khu bảo tồn có thể sẽ chuyển dần theo.
Trong khi chúng ta đang dần dần có được những hiểu biết về một loạt các đe dọa đối với rạn san hô hiên nay – nhiệt độ nước biển tăng, dòng chảy và phù sa từ lục địa, chất độc do con người tạo ra, đánh bắt quá mức và áp lực về phát triển – các đe dọa mới như quá trình axit hóa ngày càng tăng tại các đại dương của thế giới do CO2 có nhiều khả năng xuất hiện.
“Điều đó có nghĩa là bạn không thể không làm gì nếu bạn muốn trao lại cho con cái chúng ta những kỳ quan tự nhiên của thế giới mà bản thân bạn vô cùng yêu thích và đánh giá cao” Giáo sư Pressey nói.
Làm việc trong những môi trường bị đe dọa trên khắp thế giới từ Nam phi đến các vùng đồng bằng Amazon, Giáo sư Pressey nói rằng người địa phương vô cùng quan trọng đối với việc bảo vệ thành công môi trường của họ.
“Công việc của tôi là giúp cho họ có công cụ để hiểu được những thay đổi đang diễn ra, về các loài đang được bảo vệ hoặc bản thân các hệ sinh thái và thay đổi về các mối đe dọa và áp lực mà họ phải đối mặt – và cần phải nhìn vào tương lai để xem những thay đổi này có thể dẫn tới kết quả gì.
“Ví dụ các khu vực Xanh (không đánh bắt) của GBR sẽ đem lại lợi ích cho ngành thủy sản.Nhưng những gì chúng ta làm trên đất liền cũng vô cùng quan trọng đối với sự sống sót và tình trạng lành mạnh của các sinh vật biển. Bạn có thể làm hư hại rạn san hô dưới nhiều hình thức khác ngoài việc khai thác quá mức.”
Một điều quan trọng là, ông nói, để cho các cộng đồng địa phương có thể lựa chọn trong việc lập kế hoạch cho tương lai của họ thế nào - và cách thức để họ có thể hình dung các kết quả mà họ có thể đạt được từ nhiều biện pháp.
“Nếu bạn có thể thấy được một quá trình phát triển hoặc hoạt động nào đó có thể ảnh hưởng thế nào đến loài bản xứ trong vòng vài thập kỷ nữa thì bạn có thể quyết định tìm kiếm các lựa chọn khác mang lại kết quả hơn về kinh tế nhưng lại cứu được nhiều loài sinh vật hơn.” Ông gợi ý “Hoặc nếu bạn tìm thấy một khu vực hoàn toàn có vai trò sống còn với sự sống sót của một loài nào đó, bạn có thể đặt ra câu hỏi: chúng ta có thể đặt cơ sở công nghiệp hoặc hoạt động phát triển của chúng ta ở nơi nào khác hay không?”
Nghiên cứu của Giáo sư Pressey nhằm xây dựng các công cụ lập kế hoạch thực tế cho phép các cộng đồng địa phương dự đoán được cả sự vận động của loài bản xứ và có những biện pháp phòng ngừa đối với sự xuất hiện của những rủi ro mới. Đằng sau những công cụ này là một ngành khoa học phức tạp về những hiểu biết và mô hình các thay đổi trong hệ thống tự nhiên và con người cũng như việc dự đoán các thay đổi này ảnh hưởng đến nhau như thế nào.
Giáo sư hiện nay đang thiết kế một hệ thống phần mềm mới có thể được các cộng đồng địa phương, cơ quan và tổ chức phi chính phủ sử dụng để hướng dẫn việc ra quyết định về các đầu tư cho bảo tồn trên đất liền và trong khu vực biển. Hệ thống mới sẽ tiếp tục phát triển trên cơ sở các bài học từ hệ thống C-Plan của ông được sử dụng rộng rãi tại New South Wales vào cuối những năm 1990 để giúp các bên liên quan đàm phán về các khu bảo vệ rừng mới. Hệ thống cũng đã và đang được sử dụng rộng rãi ở nhiều nước khác.
Theo ScienceDaily, www.fistenet.gov.vn