Khái quát

Cuộc sống của chúng ta đang phải hoàn toàn phụ thuộc vào các hệ sinh thái (HST) để tồn tại . Từ nước chúng ta uống đến lương thực chúng ta ăn; từ biển cả cung cấp cho chúng ta những sản phẩm phong phú đến đất để chúng ta xây dựng nhà cửa ... Các HST cho ta hàng hoá và dịch vụ mà cuộc sống chúng ta không thể thiếu . Các HST lọc sạch không khí và nước, duy trì đa dạng sinh học, phân huỷ và tái quay vòng các chất dinh dưỡng, cũng như đảm bảo vô số các chức năng quan trọng khác. Nó làm cho Trái đất có sự sống.

Tuy nhiên, các HST vẫn đang ngày một bị con người xâm phạm không thương tiếc. Trên khắp thế giới, con người sử dụng quá mức và lạm dụng các HST quan trọng, từ các rừng mưa nhiệt đới cho tới các rạn san hô, đồng cỏ, thảo nguyên... đã gây suy thoái và phá huỷ nghiêm trọng các HST - nơi nuôi dưỡng của mọi loài . Điều đó đã làm ảnh hưởng tới cuộc sống tự nhiên, được xác nhận bằng con số các loài bị đe doạ, đồng thời gây hại đến các lợi ích của con người qua việc làm cạn kiệt dòng tài nguyên mà chúng ta sống phụ thuộc. Cuộc sống nghèo khổ đã buộc nhiều người phải huỷ hoại các HST mà họ sống nhờ vào, ngay cả khi họ hiểu rằng, họ đang chặt cây hay bắt cá tới mức chúng không thể phục hồi được. Lòng tham hay sự táo tợn, sự không hiểu biết hay vô ý đều đẩy con người đến chỗ không đếm xỉa đến những giới hạn của tự nhiên để duy trì các HST. Khó khăn lớn nhất vẫn là con người ở mọi tầng lớp xã hội, từ những người dân bình thường đến các nhà hoạch định chính sách, không có khả năng tận dụng nguồn tri thức hiện có hoặc thiếu các thông tin căn bản về điều kiện và triển vọng trong tương lai xa của các HST. Điều đó sẽ dẫn tới các HST có nguy cơ bị phá huỷ gây ra những hậu quả nặng nề chưa từng thấy đối với quá trình phát triển kinh tế và cuộc sống của con người . Ngày nay, nhiều quốc gia đang trải qua những tác động do suy thoái các HST gây ra dưới hình thức này hay hình thức khác: Nạn thiếu nước ở Punjab, ấn Độ; xói mòn đất ở Tuva, Nga; cá chết ngoài khơi Bắc Carolina, Hoa Kỳ. Trượt đất trên các diện tích đất dốc có rừng bị phá ở Honduras; cháy các cánh rừng bị xáo trộn ở Borneo và Sumatra, Inđônêxia; kiệt quệ nguồn cá ở Biển Đen; hàng nghìn người chết và hàng triệu người mất nhà cửa do lũ lụt ở sông Dương Tử, hậu quả của chặt phá rừng đầu nguồn... Mặc dù phải trả giá rất đắt do làm suy thoái các HST và chúng ta phải phụ thuộc vào năng suất của các HST, song chúng ta lại biết quá ít về toàn bộ tình trạng của của các HST Trái đất. Chúng ta cần phải hiểu các HST của Trái đất tồn tại ra sao ? Chúng ta có thể quản lý như nào để các HST vẫn duy trì tình trạng tốt và có hiệu suất trước những yêu cầu ngày càng tăng của con người ?

Các thành phần và quá trình cơ bản của sinh quyển được liên kết với nhau và với những sản phẩm mà chúng cung cấp cho con người . Các mối liên hệ qua lại này cho thấy sẽ không thể quản lý loài nếu thiếu sự quản lý đặc điểm di truyền và nơi sống của chúng và không thể có được những biện pháp bảo tồn tối ưu nếu không có sự hiểu biết về các mối quan hệ giữa đa dạng sinh học và nhu cầu của con người . Tính đa dạng loài và gen di truyền, cũng như nơi cư trú và hệ sinh thái trong một quốc gia, là những nguồn tài nguyên quan trọng cần được sử dụng bền vững trong quá trình phát triển của mỗi quốc gia . Cho dù một quốc gia có tính đa dạng sinh học cao hay không, thì việc quản lý sử dụng tài nguyên sinh vật của quốc gia đó vẫn nên là một ưu tiên quốc gia để đảm bảo đáp ứng các nhu cầu cuả con người và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ toàn cầu của quốc gia .

Hệ sinh thái nước ngọt:

Nơi cư trú

Các nền văn hoá của trên thế giới xưa và nay đều tập trung trên các nơi cư trú nước ngọt, Babylon được xây dựng ở vùng châu thổ giữa sông Tigris và Euphrates, Ai Cập bên cạnh sông Nile, thành Rome bên cạnh sông Tiber, thủ đô Aztec trên một hòn đảo nhân tạo trên hồ Tenochtitlan, Pari bên sông Seine, Kinshsa bên sông Zaire . Các sông, hồ, ao, suối, các vùng đất ngập nước trên thế giới đã cung cấp phần lớn nước sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp, công nghiệp cũng như một số lượng lớn cá và các thuỷ sản khác cho con người trên toàn thế giới .

Đa dạng loài

Các thuỷ vực nước ngọt là nơi cư trú của rất nhiều loài cá, lưỡng cư, động vật không xương sống, thực vật thuỷ sinh, và các vi sinh vật. Ước tính, chỉ riêng sông Amazon đã có 3000 loài cá, chỉ ít hơn 25% tổng số loài thú trên toàn trái đất. Đa dạng sinh học nước ngọt là ít được biết đến nhất trên trái đất. Các nhà khoa học tin rằng, chẳng hạn Thái Lan có thể có khoảng 1000 loài cá nước ngọt, nhưng chỉ khoảng 475 loài được ghi nhận hiện nay .

Ngày nay, đa dạng sinh học nước ngọt đang bị đe doạ nghiệm trọng, đây là một chỉ số đầy ấn tượng về tính trạng các hệ sinh thái nước ngọt của trái đất. Tất cả các loài cá bản địa trong các lưu vực ở Mexico đã bị tuyệt diệt. Một cuộc khảo sát gần đây ở Malaysia cho thấy chỉ còn chưa tới một nửa trong số 266 loài cá được biết trước đây của nước này . Tại Singapore, 18 trong số 53 loài cá nước ngọt được ghi nhận năm 1934 đã không còn xuất hiện trong các nghiên cứu toàn diện của 30 năm sau . ở đông nam nước Mỹ, 40-50% các loài ốc sên nước ngọt đã tuyệt chủng hoặc bị đe doạ do việc ngăn sông hoặc kênh đào hoá các dòng sông. Thậm chí trên phạm vi một lục địa, tỷ lệ mất đi của các loài cũng rất cao . ở face=".VnTime"> Bắc Mỹ, 1/3 loài cá nước ngọt bản địa đã bị tuyệt diệt hoặc bị đe doạ ở các mức độ khác nhau .

Nơi cư trú nước ngọt

Đa dạng sinh học trong các hệ thống nước ngọt phân bố trong các loại hình thuỷ vực khác cơ bản với các hệ thống biển hoặc đất liền. Các sinh vật trên đất liền hoặc trong biển sống trong các môi trường mà ít nhiều có sự liên tục trên một vùng rộng lớn, và các loài sẽ có sự điều chỉnh nhất định phạm vi phân bố của chúng khi các điều kiện khí hậu hoặc sinh thái bị thay đổi . Còn những nơi cư trú nước ngọt tương đối không liên tục, và nhiều loài nước ngọt không di chuyển dễ dàng qua vùng đất liền phân chi châu thổ sông thành các đơn vị riêng biệt. Điều này gây ra ba ảnh hưởng:

a) Các loài nước ngọt phải tiếp tục tồn tại khi có những thay đổi về khí hậu và sinh thái ở nơi cư trú

b) Đa dạng sinh học nước ngọt thường có tính địa phương hoá cao, thậm chí các hệ thống hồ và suối nhỏ cũng thường có những dạng sống tiến hoá đơn nhất có tính địa phương

c) Đa dạng loài trong các thuỷ vực nước ngọt thường cao, ngay cả ở những vùng có số lượng loài tại từng điểm cụ thể thấp. Điều này là do có sự khác nhau về thành phần loài giữa các địa điểm.

Các hồ nước ngọt là những ví dụ điển hình của "đảo sinh cảnh" (trong trường hợp này, các thuỷ vực được bao quanh bởi đất liền). Nói chung, giống như các đảo, các hồ này càng rộng và càng cổ thì thường có tính đặc hữu càng cao, và trong các hồ có nguồn gốc từ nứt gãy địa chất ở châu Phi hoặc hồ Baikal ở Trung á, đa dạng loài có thể rất kỳ diệu . Với hàng trăm loài mỗi hồ, mà 90% số đó trong một số trường hợp không còn tìm thấy nữa, các hồ Đồng Phi có mật độ các loài đặc hữu địa phương lớn nhất thế giới .

Đe doạ đối với các hệ sinh thái nước ngọt

Đáng tiếc, các hồ cũng giống những hòn đảo theo một khía cạnh khác: các loài sinh vật có khả năng tuyệt diệt cao khi bắt đầu có các thay đổi về nơi cư trú hoặc khi các loài ngoại lai được nhập nội . Việc nhập nội của các loài không phải bản địa - đáng tiếc vẫn thường được sự đồng ý và khuyến khích của các chính phủ - luôn đi liền với sự suy giảm đa dạng sinh học và sự tan vỡ của nghề cá, chẳng hạn ở các hồ như hồ Chapala của Mexico, hồ Gatun của Panama và hồ Lớn của Bắc Mỹ.

Các yếu tố khác đóng góp vào sự suy thoái của các hệ sinh thái nước ngọt và các sinh vật bản địa của chúng là sự ô nhiễm hoá học và ô nhiễm nhiệt, việc khai thác quá mức và những thay đổi về nơi cư trú (chẳng hạn như việc xây đập nước). Những yếu tố này ảnh hưởng tới đa dạng sinh học ở các mức độ khác nhau ở các các vùng công nghiệp hoá và các vùng đang phát triển. Tại châu Âu và Bắc Mỹ, ô nhiễm, axit hoá và các biến đổi vật lý của dòng chảy đã tạo ra các ảnh hưởng mạnh nhất. Trong khi đó ở phần lớn Nam Mỹ và châu Phi, việc khai thác quá mức và sự nhập nội của các sinh vật không phải bản địa là những tác nhân tương đối quan trọng gây nên sự suy giảm đa dạng sinh học.

Các chương trình bảo vệ đa dạng sinh học nước ngọt ở các nước công nghiệp hoá đã bị tụt hậu quá xa so với các chương trình bảo vệ sinh vật ở cạn. Các khu bảo vệ thương là các hồ hoặc các lưu vực nhỏ, còn các sông suối thường quá dài để tập hợp thành các vùng bảo vệ thích hợp. Ngoài ra, các sông suối thường chảy qua nhiều khu vực chính trị hoặc chính chúng tạo nên những đường biên giới chính trị (ví dụ, sông Danube chảy qua hoặc là biên giới của bảy quốc gia châu Âu). Do đó, việc quản lý hiệu quả đa dạng sinh học ven sông thường là một khó khăn của hoạt động chính trị.

Phương pháp chính để bảo vệ đa dạng sinh học nước ngọt là xác định các loài đặc thù bị đe doạ hoặc đang gặp nguy hiểm đưa chúng vào chương trình phục hồi quốc gia hoặc bảo vệ quốc tế. Đáng tiếc, cách tiếp cận này đã không đạt hiệu quả. Ví dụ, ở Mỹ, không có các loài thuỷ sinh nào được xếp vào danh sách các loài đang gặp nguy hiểm của chính phủ, nhưng có 10 loài cá đã biến mất do tuyệt chủng.
 
Nguồn svbkol.org/forum/showthread.php?p=180216#post180216