Cá nục sồ thuộc giống cá nục (Decapterus). Giống Decapterus ở Việt Nam cho đến nay đã bắt gặp 4 loài là : D.maruadsi, D.lajang, D.kuroides và D.russelli. Trong 4 loai này, cá Nục sồ (D.maruadsi) có sản lượng cao nhất.
Phân bố:
Cá Nục sồ phân bố rộng ở biển Việt Nam, bắt gặp ở vùng biển ven bờ từ Vịnh Bắc Bộ tới Vịnh Thái Lan, chủ yếu ở độ sâu 30 – 60m.
Thành phần chiều dài:
Cá đánh bắt được có chiều dài dao động từ 60 đến 239 mm, chủ yếu là nhóm chiều dài 120 đến 189 mm. Thành phần chiều dài của cá đánh bắt được trong mùa gió mùa Đông Bắc và Tây Nam hơi khác nhau. Thành phần chiều dài của cá Nục sồ đánh bắt được bằng các laọi lưới khác gần như nhau. Điều này có thể được giải thích bởi sự di cư thẳng đứng theo ngày đêm của loài này, mà ở phần sau sẽ đề cập tới.
Sinh trưởng:
Hệ số a và b trong phương trình tương quan chiều dài - Khối lượng W = a.Lbđược trình bày trong bảng 2
Bảng 2: Hệ số a, b của cá Nục sồ
Vùng biển | a | b |
Giữa Vịnh Bắc Bộ | 0,00001340 | 2,5330 |
Các tham số sinh trưởng trong phương trình sinh trưởng Von Bertalanffy được trình bày ở bảng 3.
Bảng 3: Các tham số sinh trưởng
Vùng biển | L∞ (MM) | K | T |
Giữa Vịnh Bắc Bộ | 243 | 0,32 | 0,89 |
Cá Nục sồ tăng trưởng rất nhanh về chiều dài trong năm đầu. Sự tăng trưởng về chiều dài theo tuổi được trình bày ở bảng 4.
Bảng 4: Tăng trưởng của cá Nục sồ
Tuổi | Chiều dài | |
Dao Động | Trung bình | |
1 | 70 - 159 | 100 - 110 |
Hệ số chết:
Hệ số chết chung (Z) được xác định là 1,19; Hệ số tự nhiên (M) 0,87 và hệ số chết do khai thác (F) 0,32.
Sinh sản:
Mùa đẻ của cá Nục sồ kéo dài từ tháng 1 đến tháng 8 – 9. Cá ở Vịnh Bắc Bộ đẻ sớm nhất (tháng 1). Cá Nục sồ đẻ 2 – 3 đợt trong mùa đr. Chiều dài nhỏ nhất của cá thể tham gia đr lần đầu là 145 mm. Đàn cá đi đẻ chủ yếu thuộc nhóm chiều dài 169 -199 mm (1 – 3 tuổi).
Sức sinh sản theo khối lượng cá được trình bày trong bảng 5.
Bảng 5: Sức sinh sản của D.maruadsi
Khối lượng (g) | Dao Động | Trung bình |
60 - 69 | 49,800 - 57,500 | 53,200 |
Di cư:
Dựa trên tín hiệu ghi lại được trên băng giấy dò cá và phân tích sản lượng của lưới kéo đáy và tầng giữa của tàu N/C Biển Đông, sự di cư thảng đứng theo ngày đêm của cá Nục sồ thể hiện rất rõ. Ban ngày các đàn cá ở gần sát đấy và ban đêm di chuyển lên các tầng nước trên. Từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau, cá Nục sồ ở Vịnh Bắc Bộ di chuyển từ vùng giữa Vịnh đến phía Bắc Vịnh để đẻ và từ tháng 4 đến tháng 8, chúng di chuyển vào vùng gần bờ Tây Vịnh Bắc Bộ. Ở vùng biển Phan Thiết – Vũng Tàu, cá Nục sồ di chuyển theo hướng Nam - Bắc và từ vùng xa bờ tới gần bờ.
Đánh giá trữ lượng
Bằng phương pháp thuỷ âm và diện tích, trữ lượng và khả năng khai thác cá Nục sồ được xác định như ở bảng 6.
Bảng 6. Trữ lượng và khả năng khai thác cá Nục sồ
Vùng biển | Trữ lượng (tấn) | Khả năng khai thác (tấn) |
Vinh Bắc Bộ | 59,000 - 75,000 | 26,000 - 33,000 |
Tổng cộng | 158,000 - 223,000 | 71,000 - 100,000 |
Trích bài "Đặc điểm sinh học của một số loài cá nổi di cư thuộc giống cá Nục (Decapterus), cá Bạc Má (Rastrelliger) và cá Ngừ ở vùng biển Việt Nam" của Chu Tiến Vĩnh, Bùi Đình Chung, Nguyễn Phi Đính (Tuyển tập các công trình nghiên cứu "Nghề cá Biển" Tập 1 (1998))