Cá Ngừ phân bố rộng ở vùng nước ven bờ và ngoài khơi biển Việt Nam. Trong 14 loài cá Ngừ thuộc 8 giống phân bố ở Biển Đông và lân cận, ở biêbr Việt Nam đã bắt gặp 8 loài thuộc 5 giống, đó là: Cá NGừ chù Auxis thazard, Ngừ ồ A.rochei, Cá Ngừ chấm Euthynnus affinis, Ngừ phương đông Sarda orientalis, albacares và Ngừ mắt to T.obesus. 6 loài đầu là đối tượng đánh bắt truyền thống của nghề cá Việt Nam, 2 loài sau là đối tượng của nghề câu vàng, mới vào Việt Nam trong thời gian gần đây. Đặc điểm sinh học của một số loài cá ngừ như sau:

Thành phần chiều dài (bảng 8)

Bảng 8: Thành phần chiều dài một số loài cá ngừ

Loài

Chiều dài (Lf) đánh bắt (cm)

Nhóm chiều dài chủ yếu

Auxis rochei
A.thazard
Euthynnus affinis
Sarda orientalis
Thunnus tonggol
Katsuwonus pelamis

20 - 59
24 - 29
20 - 64
41 - 71
26 - 68
41 - 65

29 - 33
26 - 27
36 - 60
44 - 57
48 - 56
50 - 45

Hệ số a, b trong phương trình tương quan chiều dài - khối lượng được trình bày trong bảng 9.

Bảng 9. Hệ số a và b

Loài

a

b

Auxis rochei
Euthynnus affinis
Thunnus tonggol
Katsuwonus pelamis

0,00164
0,00058
0,000731
0,000114

2,210
2,698
2,644
2,710

Phương trình sinh trưởng Von Bertalanffy được xác định bằng phương pháp Bhattacharya (Chương trình FISAT – FAO/ICLARM Stock Assessment Tools) và được trình bày trong bảng 10.

Bảng 10. Các tham số sinh trưởng.

Loài

L∞

K

To

Ngừ chù
Ngừ dọc dưa
Ngừ bò;

60,58
72,08
72,22

0,982
1,099
0,899

0,111
0,8
0,128

Hệ số chết:

Xác định các hệ số chết bằng Chương trình FISAT. Kết quả được trình bày ở bảng 11

Bảng 11. Hệ số chết Z, F và M

Loài

Z

M

F

Ngừ chù
Ngừ chấm
Ngừ bò
Ngừ sọc dưa

1,94
1,00
1,30
0,54

0,38
0,52
0,27
0,28

1,56
0,48
1,03
0,26

Dinh dưỡng:

Tất cả các loài cá Ngừ kể trên chủ yếu ăn cá thuộc giống cá Nục (Decapterus): Mực ống (Loligo spp); cá Trích (Sardinella.Spp) và cá Cơm (Stolephorus spp) và cả động vạt phù du như Amphipoda, Copepoda. Trong thành phần thức ăn càn có ấu trùng của Cephalopoda, Crustacean và Squilla.

Sinh sản:

Bảng 12 .Trình bày mùa đẻ, sức sinh sản của 4 loài cá Ngừ.

Bảng 12. Mùa đẻ và sức sinh sản

Loài

Mùa đẻ (tháng)

Sức sinh sản (X1000)

Vùng biển

Ngừ Chù

5 - 8
4 - 8
2 - 7

200 - 1060

Vịnh Bắc Bộ
Miền Trung
Vịnh Thái Lan

Ngừ Chấm

4 - 8
3 - 9

1400

Vịnh Bắc Bộ
Vịnh Thái Lan

Ngừ Bò

3 - 9

1400

Vịnh Thái Lan

Ngừ sọc dưa

5 - 8
4 - 8

 

Vịnh Bắc Bộ;
Miền Trung

Di cư:

Theo kết quả phân tích cá Ngừ đánh bắt bằng lưới rê, có thể cho rằng cá Ngừ từ ngoài khơi biển Đông bắt đầu di cư vào vùng biển miền Trung từ tháng 1 – 2. Chúng ở vùng biển miền Trung một thời gian và sau dó thì một phần di cư lên phía Bắc vào Vinh Bắc Bộ từ tháng 3 đến tháng 4 và ở đó cho đến tháng 8 – 9, một phần di cư xuống phía Đông Nam Bộ và Vịnh Thái Lan, phần lớn cá vẫn ở lại vùng biển miền Trung.

Trích bài "Đặc điểm sinh học của một số loài cá nổi di cư thuộc giống cá Nục (Decapterus), cá Bạc Má (Rastrelliger) và cá Ngừ ở vùng biển Việt Nam" của Chu Tiến Vĩnh, Bùi Đình Chung, Nguyễn Phi Đính (Tuyển tập các công trình nghiên cứu "Nghề cá Biển" Tập 1 (1998))