3.Sinh trưởng và phát triển
Giống cá song có nhiều loài và tốc độ sinh trưởng của mỗi loài cũng khác nhau. Nhìn chung cá song có thể chia làm hai nhóm: Nhóm có tốc độ tăng trưởng nhanh và nhóm có tốc độ tăng trưởng chậm hơn.
Nhóm tăng trưởng nhanh bao gồm cá song mỡ (E.tauvina), cá song hoa nâu (E.fuscoguttatus), cá song ma – la – ba (E.malabaricus), … Nhóm cá này tăng trưởng nhanh ở 3 năm đầu, sau 3 – 4 năm chiều dài bình quân đạt từ 50 – 70 cm, khối lượng từ 4 – 7 kg. từ năm thứ 4 trở đi tốc độ tăng trưởng của chúng chậm dần lại. Kết quả nghiên cứu của Chen, F.Y.et al (19770 cho thấy cá song mỡ nuôi bằng lồng ở Singapore có tốc độ tăng trưởng như sau:
Năm thứ nhất chiều dài bình quân đạt 297 mm, khối lượng 876g, năm thứ hai chiều dài trung bình đạt 436 mm, khối lượng 2630g, năm thứ 3 chiều dài bình quân đạt 522 mm, khối lượng 4860g.
Cá đánh bắt ngoài tự nhiên con lớn nhất đạt tới chiều dài 150 cm và khối lượng trên 100kg.
Nhóm tăng trưởng chậm hơn gồm cá song sọc ngang (E.fasciatus), cá song sao (E.fario) và cá song sáu sọc (E.sexfasciatus). Những loài cá này có tốc độ tăng trưởng nhanh ở 1 – 2 năm đầu sau đó chậm dần lại, cá đánh bắt lớn nhất cũng chỉ đạt kích thước tối đa từ 35 – 40 cm.
Theo tài liệu nghiên cứu của Tseng (1983), cá song đỏ có mối quan hệ giữa trọng lượng (W) và chiều dài thân (SL) như sau:
W = 2,7622 x 10-5 x SL2,9977
Phương trình sinh trưởng Von Bertalanffy của cá song đỏ năm 1980 có dạng:
Lt = 429,4356 (1 – e-0,2459 (t + 0,032))
Trong đó: L∞ = 429,43
k = 0,2459
to = -0,032
Quá trình phát triển trứng và bào thai của các loài cá song có những đặc điểm khác nhau.
a. Cá song mỡ (E.tauvina):
Trứng cá song hình cầu, có hạt dầu nhỏ, trứng thuộc loại sống trôi nổi. trứng thụ tinh có đường kính từ 0,77 mm đến 0,95 mm, đường kính hạt aauf là 0,2 mm.
Ở nhiệt độ 260C trứng ấp nở sau 27 giờ, và từ 29 – 300C nở sau 17 – 18 giờ. Ấu trùng mới nở có chiều dài toàn thân (TL) trung bình từ 1,8 – 2,3 mm với cục noãn hoàng lớn và hạt dầu nằm ở phía sau noãn hoàn. Sau khi nở 1,5 ngày, chiều dài toàn thân là 2,4 mm, sau 3 ngày noãn hoàng được hấp thụ hoàn toàn chỉ có dạng hạt đàu với kích thước nhỏ. Lúc này miệng ấu trùng bắt đầu mở và hàm cử động, mắt đen hoàn toàn. Ấu trùng bắt mồi vào ngày thứ 3 sau khi nở. Ấu trùng phát triển đến ngày thứ 31 có chiều dài toàn thân là 18 mm, gai cứng và tia vây mềm có hình dáng như cá trưởng thành. Ấu trùng sống ở lớp nước giữa cho tới khi chiều dài đạt trên 20 mm. Ấu trùng có chiều dài từ 30 mm chuyển dần xuống đáy sống ẩn nấp và bắt đầu cuộc sống đáy. Tới ngày thứ 50, cá bột có chiều dài khoảng 31 – 32 mm biến thái thành cá con với những đặc tính tương tự như cá trưởng thành. Chúng suốt ngày sống ẩn nấp, chỉ nổi lên khi kiếm mồi
b. Cá song ma – la – ba (E.malabaricus)
Trừng cá song ma – la – ba hình cầu, có hạt dàu sống trôi nổi. Trứng thụ tinh có đường kính dao động từ 0,85 – 0,95 mm. Ở nhiệt độ 290c trứng nở sau 23 giờ, ở nhiệt độ từ 29 – 300C và độ mặn từ 29 – 30%o trứng nở sau 19 giờ. Quá trình phát triển cảu ấu trùng cá song ma – la – ba tưng tự như ở cá song mỡ. Cá mới nở có chiều dài bình quân 1,8 mm, sau 1 ngày chiều dài ấu trùng đo được khoảng 2,1 mm. Ngày thứ 3 ấu trùng có chiều dài khoảng 2,2 mm, miệng bắt đầu mở và có khả năng bắt mồi, ấu trùng bắt đầu biến thái ở ngày thứ 39 – 40 và biến thái hoàn toàn để trở thành cá con từ ngày thứ 55 đến ngày thứ 60.
Chiều dài lúc này đạt từ 19 – 20 mm, cá con này có thể sử dụng làm cá giống cho các cơ sở sản xuất.
c. Cá song chấm đỏ (E.akaara)
Trứng cá song chấm đỏ thụ tinh có đường kính từ 0,8 – 0,85 mm, ở nhiệt độ 250C trứng nở sau 24 giờ. Quá trình phát triển của ấu trùng cá song chấm đỏ cuãng tương tự như cá song mỡ. Ấu trùng mới nở có chiều dài 1,57 mm với thể tích noãn hoàng 0,75 mm x 0,8 mm. Hạt dầu sau noãn hoàng có đường kính từ 0,13 – 0,14 mm. Sauu 2 ngày ấu trùng bắt đầu mở miệng, mắt đen hoàn toàn. Noãn hoàng được hấp thụ toàn bộ sau 3 – 4 ngày, từ ngày thứ 3 ấu trùng có khả năng bắt mồi. Ấu trùng tăng trưởng nhanh ở môi trường nuôi có nhiệt độ trên 180C.
Đào Mạnh Sơn, Đỗ Văn Nguyên
Trích bài: "Đặc điểm sinh học, nuôi và sản xuất giống cá song (Epinephelus spp)ở miền Bắc Việt Nam", trong tuyển tập các công trình nghiên cứu nghề cá biển Tập 1, Viện nghiên cứu hải sản năm 1998