Trong khuôn khổ “Dự án Điểm Trình diễn rạn san hô và thảm cỏ biển tại Phú Quốc (Kiên Giang)” do UNEP (Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc) tài trợ, theo kết quả báo cáo của hợp phần san hô do Viện Hải dương học Nha Trang đảm trách, cho biết:
San hô Phú Quốc phân bố từ Bắc đến Nam đảo, với tổng diện tích là 473,9 ha, trong đó tập trung chủ yếu ở Nam Quần đảo An Thới với diện tích 362,2 ha (chiếm 76%), lớn nhất thuộc Hòn Thơm diện tích 44ha và Hòn Vang 39ha. San hô Phú Quốc đa dạng với 260 loài (252 loài san hô cứng và 8 loài san hô mềm) thuộc 49 giống của 14 họ, trong đó các giống chiếm ưu thế Porites, Acropora, Montipora, Pavona, Echinopora, Diploastrea,…Độ phủ trung bình khá cao 44,5% (Bậc 3), đặc biệt có nơi lên đến 82,5% (Hòn Bần).
Trong sinh quần san hô Phú Quốc, cá rạn san hô đóng vai trò rất quan trọng, với 152 loài thuộc 71 giống của 31 họ, trong đó họ cá Thia Pomacentridae: 30 loài, họ cá Bàng Chài Labridae: 21 loài, họ cá Mú Serranidae: 13 loài, họ cá Mó Scaridae: 11 loài, họ cá Sơn Apogonidae: 9 loài, họ cá Dìa Siganidae và họ cá Đổng Nemipteridae mỗi họ có 8 loài, họ cá Hồng Lutjanidae: 7 loài, họ cá Miền Caesionidae: 6 loài,… Mật số trung bình 418,3 ± 190,1 cá thể/100 m2. Đặc biệt nhóm cá cảnh (giá trị kinh tế cao) hiện diện trên rạn với mật độ tương đối cao: họ cá Thia mật độ trung bình 317,9 ± 169,9 con/100m2, trong cá Thia đuôi dài Chromis ternatensi, Chromis sp.1 và Chromis sp.2 chiếm ưu thế. Tiếp đến là họ cá Bàng Chài 33,8 ± 18,2 con/100m2, họ cá Bướm 23,6 ± 8,4 con/100m2.
Đã xác định trong vùng san hô Phú Quốc có 48 loài động vật thân mềm (Molluscs) thuộc 3 lớp: lớp Chân bụng Gastropoda với 25 loài, lớp Hai mảnh vỏ Bivalvia có 22 loài và lớp Song Kinh Polyplacophora có 1 loài. Động vật Da gai bước đầu đã xác định có 25 loài thuộc 3 lớp: lớp Hải Sâm có giá trị kinh tế cao với 18 loài, lớp Sao Biển 4 loài và lớp Cầu gai 3 loài. Về rong biển đã xác định được 53 loài có kích thước lớn sống trong rạn san hô, thuộc 32 Chi của 4 ngành: ngành Rong Đỏ (Rhodophyta) với 28 loài, ngành Rong Lục (Chlorophyta) với 10 loài, ngành Rong Nâu (Phaeophyta) với 9 loài và ngành Rong Lam (Cyanophyta) với 6 loài. Với nhiều loài rong rất hiếm gặp như Symploca hydnoides, Caulerpa racemosa, Caulerpa taxifolia, Cladophora rugulosa, Cladophoropsis vaucheriaeformis, Struvea anastomosans, Colpomenia variegata, Padina australis, Sargassum spp., Dictyota spp., Amphiroa spp. , Gelidiopsis intricata, Gracilaria banmeiana, Halimenia maculata, Jania ungulata, Solieria robusta, Titanophora pulchra.
Dưới đây là một số hình ảnh về đa dạng rạn san hô của Phú Quốc (Kiên Giang) do Viện Hải dương học cung cấp.
|
|
Ảnh 1: Giun thông Noel trên rạn san hô, khu vực Hòn Móng Tay | Ảnh 2: Cá Bướm mõm dài Chelmon rostratus phổ biến trên các rạn san hô khu vực Hòn Gầm Ghì |
|
|
Ảnh 3: Độ phủ cao của san hô sống, khu vực Hòn Xưởng | Ảnh 4: San hô sừng dạng quạt, khu vực Hòn Gầm Ghì |
|
|
Ảnh 5: Đàn cá Ngân Pseudocarax sp., khu vực Hòn Móng Tay | Ảnh 6: Hải Quỳ và cá Khoang cổ Amphiprion perideraion, khu vực Hòn Mây Rút Trong |
|
|
| |
Ảnh 7: Đàn cá Nhồng Sphyraena flavicauda trên rạn san hô, khu vực Hòn Mây Rút Trong | Ảnh 8: San hô cành Acropora sp. và cá Thia, khu vực Hòn Mây Rút Ngoài |
| |
|
|
| |
|
|
| |
Ảnh 9: Hải Quỳ và cá Khoang cổ Amphiprion perideraion, khu vực Hòn Xưởng | Ảnh 10: Cảnh quan rạn san hô, khu vực Hòn Gầm Ghì |
| |
|
| ||
Ảnh 11: San hô chết (màu trắng) do Sao biển gai ăn, khu vực Hòn Kim Quy | Ảnh 12: San hô mềm, khu vực Hòn Dâm Ngoài |
Th. S Nguyễn Xuân Niệm (Điều phối viên dự án bảo tồn san hô và cỏ biển)
Nguồn www.khoahoc.net