Bản báo cáo từ Quỹ Bảo Tồn Thiên Nhiên Thế Giới (WWF) cảnh báo rằng các nước giàu đang phải đối mặt với Tình trạng thiếu nước đang gia tăng. Bản báo cáo cho biết rằng sự thay đổi khí hậu cộng với sự quản lý nguồn tài nguyên không tốt đã dẫn đến tình trạng thiếu nước ngay cả ở những nước phát triển nhất.

Bản báo cáo kêu gọi sự bảo tồn nước trên quy mô toàn cầu cũng như là kêu gọi các nước giàu có hãy làm gương bằng cách sửa chữa hệ thống cấp thoát nước lâu năm và giải quyết sự ô nhiễm.

Bản báo cáo được phát hành ở Geneva ngay trước khi cuộc họp toàn cầu hàng năm có tên là "tuần lễ nước thế giới" (World Water Week) diễn ra.. WWF phát biểu rằng giàu có về kinh tế không có nghĩa là có nhiều nước.

Báo cáo của WWF tiết lộ rằng một vài thành phố giàu nhất thế giới như là thành phố Houston (Mỹ) hay Sydney (Úc) đang sử dụng lượng nước nhiều hơn mức cung cấp nguồn nước đã được sử dụng. (lượng nước được cung cấp lại để bù đắp lượng nước đã được sử dụng.) WWF cho biết tình trạng rò rỉ nước ở Luân Đôn từ các đường ống dẫn nước lâu năm làm hao phí một lượng nước tương đương với 300 hồ bơi Olympic mỗi ngày.

Trong khi dó thì phía Nam Châu Âu đang trở nên khô hạn do sự thay đổi thời tiết cộng với các dòng sông băng ở phía bắc dãy núi Anpơ - một nguồn nước quan trọng – đang dần bị cạn kiệt.

Các hệ lụy.

Nạn thiếu nước ở Cuba làm 40% đất trồng trọt bị khô hạn


Nạn thiếu nước ở Cuba làm 40% đất trồng trọt bị khô hạn (Ảnh: msn)

Nhưng còn hơn những gì được đề cập ở trên là các nước giàu có tiếp tục sử dụng hết nguồn nước của các nước đang phát triển trên thế giới, bản báo cáo cho biết.

Việc sản xuất quần áo, trái cây, rau củ và thậm chí là đồ trang sức, tất cả đều cần đến nước. Và nhu cầu có được sản phẩm giá rẻ đã thường xuyên khuyến khích việc sử dụng lãng phí các nguồn nước khan hiếm.

WWF cũng kêu gọi các nước giàu có hãy khuyến khích việc hợp tác quốc tế về nước nhiều hơn nữa bởi vì đây là một yếu tố không thể thực hiện riêng rẻ.

Và trong khi tiền bạc có thể không phải là một vật che chở để chống lại sự thay đổi khí hậu nhưng ít nhất có thể dùng tiền để đầu tư vào việc tu sửa các hệ thống cung cấp nuớc ngọt hiện có.

Bản báo cáo cho biết cả thế giới đang phải đối đầu với vấn đề mất nước ngọt.

Theo VNexpress, Aquabirdvn