Viện Nghiên cứu Hải sản tổ chức bảo vệ luận án tiến sĩ cấp Viện cho NCS Nguyễn Hồng Nhung. Đề tài luận án: Đánh giá sự biến động nguồn lợi tôm giống của một số loài tôm kinh tế thuộc giống Penaeus Fabricius, 1798 và Metapenaeus Wood-Mason et Alcock, 1891 vùng cửa sông bãi bồi Tây Ngọc Hiển và vùng biển ven bờ Cà Mau
Viện Nghiên cứu Hải sản tổ chức bảo vệ luận án tiến sĩ cấp Viện cho NCS Nguyễn Hồng Nhung. Đề tài luận án: Đánh giá sự biến động nguồn lợi tôm giống của một số loài tôm kinh tế thuộc giống Penaeus Fabricius, 1798 và Metapenaeus Wood-Mason et Alcock, 1891 vùng cửa sông bãi bồi Tây Ngọc Hiển và vùng biển ven bờ Cà Mau
Chuyên ngành: Thủy sinh vật học. Mã số: 62420108
Thời gian: 09 giờ ngày 29 tháng 10 năm 2013
Địa điểm: Hội trường Viện Nghiên cứu Hải sản, số 224 Lê Lai, Ngô Quyền, Hải Phòng.
Kính mời các nhà khoa học, những người quan tâm đến dự.
Tên luận án: Đánh giá sự biến động nguồn lợi tôm giống của một số loài tôm kinh tế thuộc giống Penaeus Fabricius, 1798 và Metapenaeus Wood - Mason et Alcock, 1891 vùng cửa sông bãi bồi Tây Ngọc Hiển và vùng biển ven bờ Cà Mau
Thuộc chuyên ngành: Thủy sinh vật học
Mã số chuyên ngành: 62.42.01.08
Nghiên cứu sinh: Nguyễn Hồng Nhung
Người hướng dẫn: TS. Chu Tiến Vĩnh
TS. Đào Mạnh Sơn
Tên cơ sở đào tạo: Viện Nghiên cứu Hải sản, số 224 Lê Lai, Ngô Quyền, Hải Phòng.
Những kết luận mới của luận án:
1. Thành phần loài tôm
Vùng biển ven bờ có 28 họ, 62 giống, 87 loài tôm, vùng cửa sông bãi bồi Tây Ngọc Hiển (VQG mũi Cà Mau) có 6 họ, 9 giống, 21 loài tôm. Luận án đã bổ sung vào danh lục thành phần loài tôm cho VQG mũi Cà Mau 01 họ tôm và 15 loài tôm, trong đó có 7 loài tôm có giá trị kinh tế.
2. Mật độ tôm giống
Mật độ tôm giống họ Penaeidae ở vùng biển ven bờ Cà Mau đạt trung bình trên 100 cá thể/1000 m3,thấp hơn mật độ tôm giống họ Penaeidae ở vùng cửa sông bãi bồi Tây Ngọc Hiển có mức trung bình đạt trên 1500 cá thể/1000 m3.
Biến động mật độ tôm giống ở vùng cửa sông bãi bồi Tây Ngọc Hiển dao động từ 852 cá thể/1000 m3 (2007) đến 2132 cá thể/1000 m3 (2009). Mật độ tôm giống cao bắt gặp ở các tháng 3-5 (trung bình đạt trên 2000 cá thể/1000 m3). Giống Metapenaeus và giống Penaeus có mật độ tôm giống bình quân dao động từ 422 cá thể/1000 m3 (2007) đến 827 cá thể/1000 m3 (2009), tháng 3-5 có mật độ tôm giống cao hơn các tháng còn lại trong năm, trung bình đạt trên 700 cá thể/1000 m3.
3. Trữ lượng tức thời tôm giống
Ước tính trữ lượng tức thời trung bình họ Penaeidae vùng biển ven bờ Cà Mau đạt khoảng 7443 triệu cá thể (trung bình khoảng 0,29 cá thể/m2), trong đó trữ lượng tầng đáy chiếm đa số với 76,01%, tầng mặt thấp hơn với 13,29%, tầng thẳng đứng thấp nhất với 11%. Vùng cửa sông bãi bồi Tây Ngọc Hiển trữ lượng tức thời trung bình họ Penaeidae khoảng 253 triệu cá thể ( trung bình khoảng 1,05 cá thể /m2), giống Metapenaeus ước trữ lượng tức thời trung bình đạt khoảng 68 triệu cá thể, dao động từ 8 triệu cá thể (tháng 1/08) đến 146 triệu cá thể (tháng 4/08); giống Penaeus ước tính trữ lượng tức thời trung bình đạt khoảng 32 triệu cá thể, dao động từ 6 triệu cá thể (tháng 12/07 và tháng 1/08) đến 62 triệu cá thể (tháng 5/08).
4. Hiện trạng hoạt động và ảnh hưởng của nghề te, nghề đáy sông đến nguồn lợi tôm giống:
Có khoảng 244 tàu te hoạt động trái phép, khoảng 356miệng đáy hoạt động thường xuyên trong khu vực VQG mũi Cà Mau. Trong đó, khoảng 90% tàu te có sử dụng điện trong khi khai thác. Sản lượng thủy sản đánh bắt khi sử dụng điện tăng lên đến 173% so với te khi không sử dụng điện. Có 83,85% số cá thể tôm chưa được phép khai thác bị sát hại bởi nghề te và 80,05% số cá thể tôm chưa được phép khai thác bị sát hại bởi nghề đáy sông.
5. Công tác quản lý và bảo vệ nguồn lợi thủy sản
Tình trạng hoạt động trái phép của các nghề khai thác thủy sản chưa có dấu hiệu suy giảm, hình thức vi phạm ngày càng tinh vi. Việc sử dụng điện trong khai thác ngày một phổ biến và là thách thức lớn đối với cơ quan quản lý Nhà nước.