Vào mùa mưa lũ, nhiều khó khăn phát sinh do môi trường nuôi thủy sản biến động.

Môi trường thay đổi đột ngột và ô nhiễm làm thủy sản nuôi bị yếu do sốc, dẫn đến bỏ ăn, thậm chí bị chết do nhiễm dịch bệnh:

  • Nhiệt độ nước giảm đột ngột
  • Nước mưa có tính axit + nước mưa rửa trôi phèn từ bờ xuống ao, làm cho pH nước trong ao nuôi giảm đột ngột
  • Độ mặn giảm đột ngột (nuôi nước lợ)
  • Giảm oxy hoà tan trong nước
  • Giảm độ kiềm của nước
  • Nước mưa, nước lũ còn cuốn trôi phèn, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật và các chất thải độc hại từ ruộng, vườn, khu dân cư chảy vào sông, kênh rạch rồi vào ao nuôi

Vật nuôi, ao hồ, lồng bè có thể bị thất thoát, hư hại:

  • Mực nước dâng cao có thể ltràn bờ, vỡ bờ.
  • Bão gió lớn, sóng to, dòng chảy xiết làm vỡ, hỏng, cuốn trôi lồng bè

Riêng mùa lũ, nước lũ lại dồi dào phiêu sinh vật, động vật đáy, ốc, cua, cá tạp… để làm nguồn thức ăn tự nhiên nuôi thủy sản, giảm chi phí nuôi.

Những loại thủy sản thường được nuôi trong mùa mưa lũ:

Ngoài các loại thủy sản nuôi truyển thống như: tôm càng xanh, tôm sú, tôm thẻ, tôm hùm, cá tra, cá basa, cá điêu hồng, cá rô phi…

Theo Việt Linh, vùng lũ thường nuôi thêm các loại đặc sản như: cá rô đồng, cá sặc rằn, cá lóc, cá bông, cá chình, cá nàng hai, cá bống tượng, cá trê, cá chép, cá mè, lươn, ếch…

* Nhấn vào các nội dung dưới đây để xem chi tiết:

1. Chăm sóc ao tôm trong mùa mưa

2. Các hình thức và kỹ thuật nuôi thủy sản mùa mưa lũ:

  • Nuôi trong ruộng lúa (đang cập nhật)
  • Nuôi lồng, bè (đang cập nhật)
  • Nuôi ao (đang cập nhật)

Các bệnh thường gặp trên thủy sản nuôi mùa mưa lũ

Tham khảo:

     

Video: Nuôi cá lóc mùa lũ

 

Video: Nuôi cua đồng mùa lũ

 

Video: Nuôi cá rô đồng

 

 

 

Việt Linh © biên soạn