Trong năm 2002, các nhà khoa học phát hiện ra mức độ của hội chứng màu trắng đã tăng gấp 20 lần sau một năm khi vùng san hô này trải qua mùa hè nóng thứ hai trong lịch sử của mình. Một trường hợp khác là cách đây hai năm, nước biển nóng một cách bất thường khắp khu vực biển Caribê đã làm tăng diện tích bị "nhuộm trắng" của các dải san hộ tại đây. Đây được xem là một hiện tượng khác với hội chứng màu trắng tại Úc nhưng cũng được nhận định là một chứng bệnh nguy hiểm đã tấn công các vùng san hô khắp khu vực này và hậu quả là có những dải san hô có tuổi đời hàng thế kỷ đã bị chết. Bản báo cáo này còn chỉ rõ tác động của nhiệt độ nước biển còn phụ thuộc phần lớn vào mật độ của diện tích san hô. Sự bùng nổ của hội chứng màu trắng thường theo sau tình trạng nhiệt độ nước biển nóng lên bất thường ở những dải san hô có mật độ chiếm hơn 50% tổng diện tích khu vực. Những dải đá san hô ngầm dưới biển được hình thành bởi các sinh vật nhỏ bé và được gọi là sinh vật đơn bào dạng ống. Chúng là môi trường sống quan trọng của các loài cá và sinh vật biển khác. Theo PLoS Biology, Thanh Niên Online
Các nhà khoa học dự báo rằng 1/4 lượng san hô của thế giới đã thường xuyên bị mất đi và 30% khác có thể sẽ biến mất trong vòng 30 năm tới.