Từ Amazon đến Himalayas, 10 kỳ quan tự nhiên tuyệt vời nhất của thế giới đang phải đối mặt với sự hủy hoại nếu khí hậu toàn cầu tiếp tục nóng lên với tốc độ như hiện nay, WWF khuyến cáo.
Chỉ dẫn của WWF đưa ra trước Báo cáo lần thứ hai Nhóm công tác thuộc Ủy ban quốc tế về Biến đổi khí hậu (IPCC) – Cứu các kỳ quan tự nhiên của thế giới khỏi bị hủy hoại do sự biến đổi khí hậu – đã trình bày về những ảnh hưởng có tính phá hủy của hiện tượng nóng lên toàn cầu đang gây hư hại một số kỳ quan tự nhiên tuyệt vời nhất của thế giới.
Những kỳ quan này bao gồm: vùng Amazon; rạn san hô Great Barrier của Úc và các rạn san hô khác; sa mạc Chihuahua tại Mexico và Mỹ; loài đồi mồi tại Caribbean; rừng nhiệt đới Valdivian tại Chile; hổ và cư dân vùng Sundarbans của người da đỏ; Thượng nguồn sông Yangtze ở Trung Quốc; cá hồi sống ngoài hoang dã tại vùng biển Bering; các tảng băng đang bị tan chảy ở đỉnh núi dãy Himalayas; và vùng rừng ven biển Đông Phi.
“Trong khi chúng tôi tiếp tục gây áp lực buộc các chính phủ cắt giảm đáng kể lượng khí thải nhà kính gây hiện tượng nóng lên toàn cầu, chúng tôi cũng nghiên cứu để áp dụng các chiến lược bảo vệ một số kỳ quan tự nhiên của thế giới cũng như sinh kế của người dân sinh sống tại các vùng đó” Tiến sỹ Lara Hansen, Nhà khoa học chính của Chương trình về Biến đổi khí hậu toàn cầu (Global Climate Change Programme) – của WWF.
“Chúng tôi đang cố gắng để có được cả nhân lực và thời gian để giải quyết tận gốc vấn đề về biến đổi khí hậu”
Đối mặt với vấn đề thiếu nước dọc theo sông Yangtze , WWF đang tiến hành các hoạt động tại Trung Quốc cùng với sự hợp tác của chính phủ và các chính quyền địa phương để giúp các cộng đồng thích nghi tốt nhất với những ảnh hưởng của sự thay đổi khí hậu. Hoạt động này bao gồm xây dựng một dự án nhân chứng khí hậu tại lưu vực sông Yangtze, nhờ đó người dân bị ảnh hưởng bởi khí hậu thay đổi có thể nói lên ý kiến của bản thân họ.
Tại các khu rừng Valdivian của Chile và Argentina, tổ chức bảo tồn thế giới WWF đang làm việc với các đối tác địa phương để giảm số lượng các vụ cháy rừng và điều chỉnh các kế hoạch bảo tồn để đảm bảo những cánh rừng có sức chịu đựng— là những khu rừng có các cây gỗ 3000 năm tuổi được tìm thấy — có thể được bảo vệ.
“Từ các loài rùa cho tới các loài hổ, từ sa mạc của vùng Chihuahua đến các cánh rừng Amazon vĩ đại– toàn bộ những kỳ quan này của tự nhiên đang bị đe dọa bởi nhiệt độ trái đất ngày càng tăng” Tiến sỹ Hansen nhấn mạnh.
“Sự thích nghi với khí hậu đang biến đổi có thể cứu vãn một số kỳ quan nhưng chỉ những biện pháp quyết liệt để giảm phát thải của các chính phủ mới có thể ngăn chặn sự hủy hoạn hoàn toàn các kỳ quan này.”
Theo WWF (Nguồn www.ficen.org.vn)