Tháng 7 vừa qua, tại Kijal (Malaysia), các chuyên gia của Học viện bảo tồn Rùa biển Bellagio đã thống nhất về những cam kết trong việc bảo tồn loài rùa da Thái Bình Dương. Đây là loài rùa quý hiếm đã được IUCN xếp vào nhóm cực kì nguy cấp.

Hội nghị diễn ra với sự tham gia đông đủ của các nhà khoa học, nhà bảo tồn, nhà kinh tế học cùng các nhà tài trợ và các nhà làm chính sách đến từ khắp nơi trên thế giới.

Một trong những tiêu điểm của hội nghị là bảo vệ các tổ trứng của chúng khỏi thú ăn thịt, bị cuốn trôi xuống biển đặc biệt là bảo vệ các tổ trứng đó khỏi sự săn lùng của con người trên các bãi biển ở Inđônêxia, Papua NiuGhinê, đảo Sôlômôn, Vanutu, Việt nam và Malayxia.

Dù vẫn còn hàng trăm tổ trứng rùa, với 75% số tổ nằm tại 1 vùng trên bờ biển phía Bắc đảo Papua – Inđônêxia, các nhà nghiên cứu vẫn lo lắng về thông tin mới đây cho thấy phần lớn các tổ đó lại không nở được rùa con. Vài quy trình đơn giản được phát triển để nâng cao tỷ lệ nở thành công, và việc áp dụng những kỹ thuật này có thể đảm bảo cho quần thể rùa biển da lưng này phát triển bền vững trong tương lai

Hôi nghị cũng thừa nhận phải có nguồn tài trợ lâu dài nhằm đảm bảo những nỗ lực bảo tồn các bờ biển có tổ rùa và các hoạt động liên quan quan trọng khác như nghiên cứu về tác động của hoạt động đánh bắt gần bờ đến rùa da lưng. Một nhóm làm việc được thành lập để nghiên cứu vấn đề phát triển các quỹ lâu dài và tìm nguồn tài trợ của các cá nhân cũng như các tổ chức chính phủ để hỗ trợ công cuộc bảo tồn loài rùa da lưng Thái Bình Dương.

Tiến sỹ Peter Dutton, người lãnh đạo Chương trình Nghiên cứu Rùa Biển tại dịch vụ Thuỷ sản NOAA, Trung tâm Khoa học Thuỷ Sản Đông Nam phát biểu: “Chúng ta phải hành động ngay nếu không muốn loài rùa da này biến mất. Cần phải đẩy mạnh việc ấp nở rùa con trên các bãi biển có tổ trứng rùa, và phải đảm bảo rằng những con rùa non và rùa trưởng thành phải sống sót được trong đại dương”

Bảo vệ môi trường làm tổ của rùa và bảo vệ tổ trứng là điều kiện đơn giản, cần thiết và hiệu quả về chi phí nhất để đảm bảo sự sinh tồn lâu dài của rùa da. Tuy nhiên, bất chấp những nỗ lực bảo tồn, các quần thể ở Terengganu vẫn bị suy giảm, vào năm 2006 chỉ có 2 tổ được phát hiện, còn trong năm nay chưa phát hiện thêm tổ nào. Terengganu đã từng là nơi có quần thể tổ trứng rùa da lớn nhất thế giới. Để đảm bảo sự giảm thiểu các mối nguy hại cho quần thể rùa này, ngoài những biện pháp trên cần phải ngăn chặn những hành động gây nguy hại khác chẳng hạn như vô tình bắt rùa khi đánh bắt cá gần bờ bỉên có tổ trứng rùa.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các quần thể tổ trứng và khu vực kiếm ăn có mối liên hệ qua lại với biển Thái Bình Dương. Rùa da làm ổ ở Pa pua, In đô nê xi a, di cư tới vùng kiếm ăn rất xa, tới tận bờ kia của Thái Bình Dương, cũng như các cùng nước gần bờ quanh In đô nê xi a, Phi lip pin, và gần Terengganu, Ma lay xi a. Điều này chứng tỏ sự hợp tác giữa các quốc gia là rất cần thiết để bảo tồn loài rùa này.

“Những con rùa di cư này đang gắn kết các chính phủ, các nhà khoa học và các cộng đồng với nhau vì một mục đích chung.” Paul Lokani làm việc tại văn phòng Chương trình bảo Melanesian của Hội Bảo tồn tự nhiên tại PapuaNiu Ghênia nói.

Những kế hoạch hành động để bảo tồn loài rùa da cần phải được thúc đẩy và có sự tham gia không chỉ của các nhà khoa học mà cả cộng đồng. Chúng ta nên có những buổi gặp mặt thường niên để chia sẻ các nguồn thông tin, tài liệu và chuẩn bị cho các kế hoạch, chiến lược mới. Điều đó cũng đã góp phần vào những thành công trong kế hoạch bảo tồn đã có ở từng vùng, như vùng Sinh thái Biển Bismarck Solômon (BSSE), hợp tác 3 quốc gia giữa Papua New Guinea, Solomons và Indonesia, Kế hoạch Hành động vùng sinh thái biển đại đương Sulu-Sulawesi bao gồm Malayxia, Philippin, Inđônêxia, và Văn phòng Chương trình Môi trường vùng Thái Bình Dương (SPREP).

Kitty Simonds, giám đốc điều hành Hội đồng Quản lý Thuỷ sản khu vực Tây Thái Bình Dương, - đồng chủ nhà và nhà tài trợ của hội nghị, tỏ ra hài lòng về kết quả hội nghị và nói: “Đây là cơ hội đầu tiên dành sự quan tâm vào các quần thể rùa da Tây Thái Bình Dương, chúng vẫn đang trên bờ vực của sự tuyệt chủng và có thể chưa đầy 1 thập kỷ sau chúng sẽ vĩnh viến biến mất” .

Phạm Thị Thu Hương biên dịch (Theo E-Wire, thiennhien.net)