Rươi biển sống ở vùng cửa sông ven biển, nơi chịu ảnh hưởng của chế độ thuỷ triều. Thời gian rươi nổi vào tháng 10 dương lịch hàng năm chính là kỳ sinh sản rộ nhất của rươi. Người ta quan sát thấy rất  nhiều sinh vật có màu hồng nhạt sắc xanh lam có ánh kim, hình ống và gồm nhiều đốt, dài 4-7cm đó chính là rươi biển. Rươi biển thường sống trên các nền cát sỏi, mép khe đá hay đáy bùn cát. Rươi biển thường được dùng để làm chả rươi hoặc muối thành mắm rươi.

 

1. PHÂN LOẠI

Rươi biển còn ít được nghiên cứu. Rươi biển thuộc:

Ngành giun đốt: Annelides

Lớp giun nhiều tơ: Polycheata

Lớp phụ: Errantia

Bộ: Nereidimorpha

Họ: Nereidae

Giống: Tylorhynehus

Loài rươi biển: Tylorhynehus heterocheatus

              (Syn. Tylorhynehus heterochaeta)

Tên tiếng Anh: Prostomium polycheata, ragworms

Tên tiếng Việt: Rươi, đặc hải trùng.

2.  CẤU TẠO TRONG CƠ THỂ

Cơ thể rươi biển Tylorhynehus heterocheatus kéo dài gồm nhiều đốt. Toàn thân rươi trưởng thành đếm được 55-65 đốt. Chiều dài dao động 45-65mm. Nơi có đường kính lớn nhất là phần trước và phần giữa, dao động 2-3cm. Phần sau cơ thể hẹp dần về phía đuôi. Phần sau cơ thể hẹp dần về phía đuôi. Mặt lưng gồ cao và có màu hồng thẫm hơn.

Hình dạng ngoài của đầu rươi biển

 (Tylorhynehus heterocheatus)

Mặt bong hơi lồi và ở giữa có rãnh sâu chạy dọc suốt chiều dài có thể. Cơ thể rươi được chia làm 3 phần: đầu, thân và thuỳ đuôi.

2.1. Đầu rươi

Gồm 2 phần: thuỳ trước miệng và phần quanh miệng. Thuỳ trước miệng nhỏ dẹp theo hướng lưng bong và có dạng hình tam giác cân, đỉnh quay về phía trước. Mặt trên của thuỳ trước miệng có hai anten ngắn gồm phần gốc và phần ngọn liên hoàn, không có sự khác biệt và ngăn cách. Hai bên của thuỳ trước miệng có đôi xúc biện phân đốt rõ. Phần gốc của xúc biện phình lớn, có hình trứng, phần ngọn có dạng như bướu nhỏ, linh động. Đôi xúc biện là cơ quan cảm giác, có vai trò như môi bên. Phía mặt lưng của phần trước miệng có 2 đôi mắt màu đen.

ở trạng thái bình thường

KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

Phần quanh miệng ngắn mang hai đôi chi bên ở hai bên. Phần trước hầu lộn ra ngoài, đưa hàm kitin hình móc, có răng ở phía trong ra ngoài để nghiền hay gặm thức ăn. Trong điều kiện bình thường, hàm kitin nằm giữa xoang trước hầu và hầu. Bề mặt của phần trước hầu được phủ kitin và có nhiều núm lồi.

Phần trước hầu lộn ra ngoài

2.2. Thân rươi

Có dạng trụ tròn (dạng polip) không đều. Chiều dài thân rươi khoảng 4-7cm, đường kính 2-3mm. Thân rươi gồm nhiều đốt, các đốt đều ngắn. Độ dài đốt thì ngắn hơn chiều rộng đốt. Mỗi đốt thân có một đôi chi bên. Mỗi chi bên là phần lồi của thành bên cơ thể và phân thành 2 nhánh: nhánh lưng và nhánh bong. Trên nhánh lưng có chi lưng, túm tơ lưng và thuỳ lưng dưới phát triển còn thuỳ lưng trên tiêu giảm. Các túm tơ ở rươi thường có màu đen. Đến thời kỳ sinh sản (tháng 10 dương lịch hàng năm) cơ thể rươi có nhiều thay đổi. Lúc này toàn bộ cơ thể rươi được chia thành 2 phần (phần trước và sau) khác biệt, nhất là phần sau chứa các sản phẩm sinh sản. Đồng thời các chi ở phần sau cũng tăng về kích thước: các chi bên to ra, các túm tơ lưng và bụng rất phát triển.

2.3. Thuỳ đuôi của rươi biển

KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

Đó là các đốt cuối cùng của thân rươi. Thuỳ đuôi có dạng hình nón, không có chi bên nhưng có hai chi phụ hậu môn dài. Phía trước đốt cuối cùng là vùng sinh trưởng, nơi sẽ hình thành các đốt mới của cơ thể rươi. Phần cuối của đốt cuối cùng có lỗ hậu môn.

2.3. Đặc điểm vận động và sinh học

Trong môi trường nước ngoài tự nhiên, rươi vận động gần bề mặt đáy. Lúc này các chi bên hoạt động như các vây bơi. Ngoài chuyển động trườn nhỏ các chi bên và sự uốn lượn tạo sang của oàn cơ thể, còn có chuyển động nhờ sự hô hấp của rươi trong khi nó có thể di chuyển hay không. Nhờ đó mà lớp nước xung quanh luôn xáo động giúp rươi có thể tạo được nguồn nước luôn mới, giàu ôxy hơn, và giúp chúng hô hấp được tốt hơn.

Thức ăn của rươi là mùn bã hữu cơ, xác động vật và các sinh vật phù du trôi nổi trong nước. Rươi ít di chuyển từ nơi này sang nơi khác và thường bị tác động rất nhiều của chế độ thuỷ triều cũng như môi trường vùng cửa sông ven biển.

Rươi bao gồm các cá thể phân tính đực cái. Tuy nhiên, rất khó phân biệt giới tính đực cái của chúng nếu lần đầu nghiên cứu hoặc không có kính hiển vi có độ phóng đại cao.

2.4. Vai trò của rươi biển trong hệ sinh thái vùng triều

Rươi biển cùng vô số các giun nhiều tơ khác sống ở vùng triều cửa sông ven bờ là đối tượng thuỷ đặc sản quan trọng. Chúng có vai trò to lớn trong việc chuyển hoá các chất mùn bã hữu cơ và xác động vật chết trong chu trình chu chuyển vật chất của hệ sinh thái vùng triều, xử lý chất thải hữu cơ, tạo nên độ phì nhiêu, tơi xốp và thông thoáng cho các vùng đất ngập nước.

Chính nhờ khả năng tự làm sạch thuỷ vực nên rươi biển còn được một số các nhà khoa học biển xem như là các sinh vật chỉ thị mức ô nhiễm môi trường bằng cách xác định mật độ quần thể, sản lượng và tần xuất xuất hiện tại một vùng cửa sông nàođó ở Việt Nam.

                   

Rươi biển Tylorhynehus heterocheatus

Rươi biển Tylorhynehus heterocheatus

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.    Thái Trần Bái, Hoàng Đức Nhuận, Nguyễn Văn Khang, 1970. Động vật không xương sống, Tập 1. NXB Giáo dục.

2.   

KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

Đặng Ngọc Thanh, Lê Đình Thái, Phạm Bình Quyền, Nguyễn Quý Tuấn, Phạm Văn Miên, Đoàn Cảnh, Trương Quang Học, Nguyễn Văn Đình và Bùi Công Hiển, 1980. Thực tập động vật không xương sống. NXB Khoa học và Trung học Chuyên nghiệp, Hà Nội.

3.    Family Nereidae http://www.mbari.org/staff/oska/polychaetes/nereidae.htm. last accessed 1 July 2004.

4.    Marine errant polychaetes in Hongkong. http://personal.cityu.edu.hk/~bhworm/errant/nereidae.htm last accessed 2 July 2004.

5.    Nereidae. http://www.nhm.ac.uk/zoology/taxinf/browse/family/nereidae.htm last accessed 5 July 2005.

6.    Wu Baoling, 2003. The Nereidae (Polychaetous annelids) of the Chinese coast.

Phan Hồng Dũng