1. Nghề lưới rê khơi

Trong ba năm (2000 đến 2002), đề tài điều tra nguồn lợi cá nổi xa bờ đã phối hợp với dự án ALMRV – Đan Mạch tiến hành 6 chuyến điều tra nguồn lợi cá nổi (Chủ yếu là họ cá thu ngừ) theo 2 mùa đông bắc và tây nam tại 66 trạm cố định thuộc vùng biển xa bờ miền Trung và đông Nam Bộ bằng nghề lưới rê và câu vàng.

-Thành phần giống loài và các đối tượng đánh bắt chính:

Đã bắt gặp 174 loài, nhóm loài nằm trong 110 giống thuộc 61 họ. Trong mùa gió tây nam gặp 51 họ, 92 giống, 150 loài và mùa gió đông bắc gặp 40 họ, 73 giống, 100 loài. Thành phần giống, loài bắt gặp trong vụ Bắc ít hơn so với vụ Nam. Những họ cá thường có số lượng loài nhiều gồm 7 họ: họ cá khế (Carangidae) – 34 loài; họ cá thu (Scombridae) – 12 loài; họ cá chuồn (Exocoetidae) – 10 loài; họ cá mập (Carcharhinidae) – 9 loài; họ cá bò Monocanthidae 5 loài, còn lại 54 họ có số loài từ 1 – 4. Sử dụng mắt lưới càng nhỏ càng đánh bắt được thành phần giống loài nhiều hơn.

Trong số 61 họ chỉ có 5 họ có tỷ lên % sản lượng > 1%, đó là: họ cá thu (Scombridae 73,8%), họ cá đuối ó (Myliobtidae 13,3%), họ cá cờ (Istiophoridae 3,7%), họ các nục heo (Coryphaenidae 1,4%) và họ cá kiếm (Xiphiidae 1,3%). Tỷ lệ phần trăm sản lượng của các họ nhìn chung qua 3 năm và giữa 2 vụ Bắc, vụ Nam không sai khác rõ rệt. Riêng họ mực xà Ommastrephidae chủ yếu gặp ở lưới 73N và 85N, cá thu ngừ Scombrridae là họ có sản lượng cao nhất trong tổng sản lượng đánh bắt. chỉ có 18 loài có sản lượng > 1%, các đối tượng đánh bắt chính bao gồm: cá ngừ vằn (Kaysuwwonus pelamis), cá ngừ chù (Auxis thazard), cá ngừ vây vàng (Thunnus albacares), cá ngừ chấm (Euthynnus affinis), cá cờ Phương Đông (Istiophorus platypteus), cá nục heo (Coryphaena hippurus), cá cờ Ấn Độ (Makaira indica), cá ó dơi Nhật Bản (Mobula iaponia), cá ngừ mát to (Thunnus obesus), cá kiếm (Xiphias gladius). Trong số này đáng kể nhất là loài cá ngừ vằn – Katsuwonus pelamis chiếm tới 62,24% (dao động từ 49,90% - 67,80% trong các chuyến biển). Đây là đối tượng có sản lượng cao và tương đối ổn định qua các chuyến điều tra.

-Năng suất đánh bắt và khu vực cá tập trung:

Năng suất đánh bắt theo các cỡ mắt lưới khác nhau và theo 2 mùa trong 6 chuyến điều tra được trình bày ở bảng 5. Năng suất trung bình của cả 5 chuyến điều tra là 33,4 kg/km, cv (%) = 99%. giữa 2 mùa gió đông bắc và tây nam không sai khác rõ rệt, trong cả 5 chuyến điều tra năng suất đánh bắt xấp xỉ nhau. Kết quả cho thấy cỡ mắt lưới 2a = 100 và 123 mm có năng suất đánh bắt cao nhất và cỡ mắt lưới 2a – 150,73mm là thấp nhất.

Bảng 5: Năng suất đánh bắt trung bình (kg/km) của các cỡ mắt lưới trong các chuyến điều tra

Năm

Kích thước mắt lưới

Mùa tây nam

Mùa đông bắc

Chung

CPUE

cv (%)

CPUE

cv (%)

CPUE

cv (%)

2000

100C

25,2

74

31,6

62

28,4

67

100N

27,6

96

51,1

60

39,4

74

123N

42,9

86

39,1

74

40,9

81

150N

19,0

175

22,0

128

20,5

150

73N

23,4

57

26,3

50

24,9

53

85N

36,6

68

32,5

54

34,4

62

Chung

29,0

90

33,7

68

31,4

78

2001

100C

46,8

71

28,7

86

38,0

78

100N

60,9

72

43,5

69

52,9

71

123N

53,1

132

55,9

190

54,4

163

150N

29,9

139

22,3

122

26,3

136

73N

20,4

54

19,6

50

20,0

52

85N

38.9

75

16,4

62

28,1

80

Chung

41,8

93

30,9

134

36,7

109

2002

100C

39,6

117

-

-

39,6

117

100N

38,7

112

-

-

38,7

112

123N

34,6

120

-

-

34,6

120

150N

22,9

184

-

-

22,9

184

73N

21,1

62

-

-

21,1

62

85N

29,9

90

-

-

29,9

90

Chung

31,5

115

-

-

31,5

115

Toàn bộ

100C

37,2

92

30,2

72

34,4

86

100N

42,2

97

47,7

64

44,3

80

123N

43,3

116

46,7

115

44,7

132

150N

23,9

163

22,1

125

23,2

151

73N

21,6

58

23,2

51

22,3

55

85N

35,0

77

25,1

60

31,1

74

Chung

34,1

99

32,4

99

33,4

99

2. Nghề câu vàng

- Thành phần giống loài và các đối tượng khai thác chính:

Kết quả 6 chuyến điều tra bằng nghề câu vàng trong 2 mùa gió đông bắc và tây nam của 3 năm (2000 - 2002) đã bắt gặp 62 loài thuộc 44 giống, 72 họ khác nhau. Trong 27 họ có 3 họ có số lượng loài nhiều là Carcharhinidae (9 loài), Scombridae (8 loài), Dasyatidae (8 loài). Các họ có tỉ lệ % sản lượng cao trong các chuyến điều tra là: Scombrridae (35,48%), Carcharhinidae (11,83%), Gempylidae (11,69%), Istiophoridae trong gió mùa tây nam có sản lượng cao hơn gió mùa đông bắc, còn các họ khác chênh lệch không rõ rệt.

Có 36 loài có tỷ lệ sản lượng > 1%, trong đó có 7 loài là đối tượng khai thác chính cho sản lượng cao: ngừ vây vàng (Thunnus albacares – 26,81%), cá mập đuôi dài (Alopiaspelagicus – 8,2%), cá mập (Prionace glâuc – 6,63%), cá thu rắn (Gempylus serpens -5,34% ), cá giả thu (Lepidicibium flavobrunneum – 5,11%), cá ngừ mắt to (Thunnus obesus – 4,95%) và cá kiếm (Xiphias gladius – 4,43%).

Cá ngừ vây vàng, cá mập, cá ngừ mắt to,cá cờ, cá kiếm có sản lượng ổn định và là các đối tượng quan trọng đối với nghề câu vàng ở vùng biển xa bờ miền Trung.

- Năng suất đánh bắt và khu vực cá tập trung:

Năng suất trung bình năm 2000 – 2002 đạt 7,87 kg/100 lưỡi (cv = 131%). Nhìn chung năm 2000 và 2002 có năng suất xấp xỉ nhau khá cao, đạt 9,85kg/100 lưỡi câu (cv = 118%) và 10,89 kg/100 lưỡi câu (cv = 101%). Riêng năm 2001 năng suất thấp, chỉ đạt 3,81 kg/ 100 lưỡi câu (cv = 174%). Năng suất đánh bắt trong mùa gió tây nam có xu thế cao hơn mùa gió đông bắc.

Đào Mạnh Sơn

Trích bài: "Nghiên cứu, thăm dò nguồn lợi hải sản và lựa chọn công nghệ khai thác phù hợp phục vụ phát triển nghề cá xa bờ Việt Nam ", trong tuyển tập các công trình nghiên cứu "Nghề cá biển", Tập 3, 2005, Viện Nghiên cứu Hải sản