Ngày 16/01/2012 Viện Nghiên cứu Hải sản đã tổ chức Hội nghị nghiệm thu cấp cơ sở đề tài “Nghiên cứu thử nghiệm nuôi vi tảo biển (Nannochloropsis oculata) mật độ cao làm nguyên liệu sản xuất thực phẩm chức năng” do ThS. Bùi Trọng Tâm làm chủ nhiệm.<br>Đề tài đã nghiên cứu lưu giữ giống tảo N.oculata bằng phương pháp cấy truyền; nghiên cứu một số điều kiện (cường độ chiếu sáng, nhiệt độ, chế độ chiếu sáng; độ mặn) nhân nuôi sinh khối tảo trong phòng thí nghiệm và thử nghiệm nuôi tảo điều kiện tự nhiên bằng hai mô hình đơn giản bể xi măng và trụ PE (đường kính 30, 40 và 50 cm)<br>
Ngày 16/01/2012 Viện Nghiên cứu Hải sản đã tổ chức Hội nghị nghiệm thu cấp cơ sở đề tài “Nghiên cứu thử nghiệm nuôi vi tảo biển (Nannochloropsis oculata) mật độ cao làm nguyên liệu sản xuất thực phẩm chức năng” do ThS. Bùi Trọng Tâm làm chủ nhiệm.
Đề tài đã nghiên cứu lưu giữ giống tảo N.oculata bằng phương pháp cấy truyền; nghiên cứu một số điều kiện (cường độ chiếu sáng, nhiệt độ, chế độ chiếu sáng; độ mặn) nhân nuôi sinh khối tảo trong phòng thí nghiệm và thử nghiệm nuôi tảo điều kiện tự nhiên bằng hai mô hình đơn giản bể xi măng và trụ PE (đường kính 30, 40 và 50 cm)
Kết quả nổi bật của đề tài:
Tỷ lệ giống ban đầu cho nuôi lưu giống tảo không ảnh hưởng đến quá trình nuôi lưu tảo ở thể tích 100ml. Ở cả hai chu kỳ chuyển giống 1 tuần/lần và 2 tuần/lần đều cho tốc độ sinh trưởng và phát triên tảo là như nhau qua 8 tuần nuôi. Khoảng thời gian nuôi lưu cho quá trình giữ giống bằng dịch lỏng vào khoảng 6 – 7 tuần.
Bước đầu đã xác định được một số điều kiện nhân nuôi sinh khối: Nhiệt độ 250C là nhiệt độ thích hợp nhất cho sự sinh trưởng và phát triển của tảo với mật độ cao nhất là 85x106 tb/ml; cường độ chiếu sáng thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của tảo N. oculata là từ 2500 – 4500 lux trong đó 4500 lux là tốt nhất; độ mặn thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển là 20 – 30‰, tối ưu là 25‰, với mật độ cực đại đạt khoảng 121,83 x106 tb/ml; thích nghi và phát triển tốt nhất với chu kỳ chiếu sáng là 20h: 4h, mật độ đạt tới trên 125x106 tb/ml.
Đã thử nghiệm nuôi sinh khối bằng các mô hình nuôi bể xi măng cho mật độ tối đa là 25,27 x 106 tế bào/ml, ở mô hình trụ PE 30: 51,43 ± 0,55 x 106 tế bào/ml sau 15 ngày. Vào thời gian chu kỳ chiếu sáng ban ngày ngắn, nhiệt độ trung bình ở mức tốt (20 – 28oC) (tháng 10, 11), đường kính trụ PE được lựa chọn thích hợp cho nuôi vi tảo N. oculata là 30 cm, mật độ tối đa đạt 51,43 ± 0,55 triệu tế bào/ml. Đây là mật độ cao nhất từ trước đến nay về mật độ tảo N.oculata nuôi theo hướng làm thực phẩm chức năng ở Việt Nam
Đồng thời đề tài đã đánh giá được một số chỉ tiêu vi sinh vật quan trọng (Tổng số VSV hiếu khí, Coliforms, E.coli, Salmonella) trong giới hạn cho phép liên quan đến tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm.
Kết quả sơ bộ đánh giá hiệu quả kinh tế của 2 mô hình nuôi tảo N.oculata với thể tích 150m3/mẻ/tháng đều cho hiệu quả khi nuôi.
Hội đồng nghiệm thu gồm 07 thành viên do PGS.TS. Đỗ Văn Khương làm Chủ tịch đã đánh giá cao và ghi nhận các kết quả nghiên cứu của đề tài. Hội đồng đã bỏ phiếu nhất trí nghiệm thu và xếp đề tài loại “Khá”.
Một số hình ảnh trong buổi nghiệm thu đề tài:
Đoàn Thu Hà
Viện Nghiên cứu Hải sản