1. Mở đầu
Lưới vây là một trong những loại nghề khai thác hải sản quan trọng ở nước ta. Tuy nhiên, các tàu lưới vây ở Việt Nam có kích thước nhỏ, kỹ thuật khai thác lạc hậu, khai thác chủ yếu ở vùng nước ven bờ, sử dụng hình thức vây kết hợp ánh sáng là chủ yếu. Ðối tượng khai thác chính là các loài cá nổi nhỏ như: cá trích, cá nục, cá bạc má, cá cơm Các loài cá ngừ chiếm tỷ lệ ít trong thành phần sản lượng khai thác.
rữ lượng cá ngừ ở vùng biển xa bờ nước ta còn phong phú và sản lượng khai thác còn ở dưới mức cho phép. Nghiên cứu ứng dụng kỹ thuật khai thác cá ngừ bằng nghề lưới vây khơi là rất cần thiết. Ðặc biệt là nghiên cứu về kỹ thuật dò tìm đàn cá bằng máy dò cá ngang; sử dụng các loại chà để tập trung cá và kỹ thuật khai thác cá quanh chà; cải tiến kết cấu lưới; xây dựng qui trình khai thác cá ngừ bằng lưới vây khơi nhằm nâng cao sản lượng khai thác và hiệu quả kinh tế là các nội dung nghiên cứu cần quan tâm.
2. Tình hình khai thác cá ngừ trên thế giới
Hiện nay, nghề lưới vây khai thác cá ngừ trên thế giới đã đạt đến trình độ phát triển cao. Sản lượng khai thác cá ngừ vằn tăng mạnh, từ 400.000 tấn năm 1970 lên 1.900.000 tấn năm 1998, do sự tăng cường nghiên cứu về ngư trường, cải tiến kỹ thuật đánh bắt và cơ giới hoá nghề lưới vây xa bờ.
Các tàu lưới vây công nghiệp thường có chiều dài vỏ tàu từ 25 - 60m. Chiều dài vùng lưới từ 1000 - 1500 m, chiều cao 100 - 140 m, những vàng lưới vây khai thác cá ngừ vây vàng có chiều cao từ 200 - 280m. Trong quá trình khai thác, người ta thường sử dụng các thiết bị để tập trung và dò tìm đàn cá như chà di động, chà cố định và sử dụng các thiết bị dò tìm đàn cá như máy dò cá ngang, ra đa tìm chim, Ðối với những nước có ngành công nghiệp khai thác cá phát triển, người ta còn sử dụng máy bay trực thăng để dò tìm các đàn cá ngừ và chỉ điểm cho các tàu đến khai thác. Ngoài ra, kỹ thuật viễn thám cũng được sử dụng để phục vụ cho dự báo đàn cá ngừ .
3. Tình hình khai thác cá ngừ ở Việt am
Tính đến năm 2000, số lượng tàu thuyền khai thác bằng nghề lưới vây là 4.584 chiếc, chiếm 6,1% tổng số tàu thuyền cả nước (Cục BVNL Thuỷ sản, 2000). Tàu có công suất lớn hơn 90cv chiếm 31,17% tổng số tàu lưới vây cả nước. Chiều dài tàu lưới vây từ 16 - 23m, chiều dài vàng lưới từ 350 700m, chiều cao lưới từ 45 - 90m. Ðối với các tàu lưới vây cá ngừ có chiều dài lưới lớn hơn, phổ biến từ 1.000 - 1.250m, chiều cao vàng lưới thường lớn hơn 100m. Tuy vậy, loại lưới vây này có số lượng ít và phân bố chủ yếu ở các tỉnh Nam Bộ. Sản lượng khai thác cá ngừ bằng nghề lưới vây năm 2000 ước tính khoảng 53.720 tấn, trong đó chủ yếu là các loại cá ngừ nhỏ như cá ngừ chù, ngừ chấm, ngừ ồ,
4. Tài liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Tài liệu nghiên cứu
+ Các tài liệu về sinh học, thành phần loài, ngư trường khai thác cá ngừ của Việt Nam và các nước trong khu vực đã được tập hợp, nghiên cứu.
+ Các tài liệu về ngư cụ, kỹ thuật khai thác, kỹ thuật dò tìm đàn cá, quy trình khai thác bằng lưới vây của Việt Nam, các nước Ðông Nam á và các nước trên thế giới đã được tập hợp, nghiên cứu.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
+ Phân tích các ưu nhược điểm của nghề lưới vây khai thác cá ngừ ở Việt Nam và đưa ra các giải pháp cải tiến.
+ Sử dụng tàu lưới vây có công suất 350cv và 860cv để khai thác thử nghiệm ở vùng biển Ðông - Tây Nam bộ với hình thức đánh bắt chủ yếu là vây tự do và vây kết hợp chà, ánh sáng. Cải tiến kỹ thuật khai thác, kết cấu lưới, thử nghiệm các thiết bị hạn chế cá trốn thoát khi thu giềng rút để nâng cao năng suất khai thác.
+ Thử nghiệm các loại chà tập trung cá: chà bè tre, chà dù, chà dây để lựa chọn loại chà phù hợp.
+ Sử dụng máy dò cá ngang CH-24 và CSS-3000 để dò tìm và đánh giá tính chất đàn cá, đưa ra quy trình kỹ thuật sử dụng.
+ Phân tích mối quan hệ giữa tín hiệu đàn cá trên màn hình với thành phần loài và sản lượng khai thác.
+ So sánh sản lượng, hiệu quả kinh tế của tàu nghiên cứu so với các tàu lưới vây khác để đưa ra mô hình khai thác hiệu quả.
+ Các số liệu thu thập gồm có: toạ độ đánh bắt, độ sâu ngư trường, các yếu tố ngoại cảnh, hình ảnh tín hiệu đàn cá, số liệu về sản lượng và hiệu quả kinh tế của chuyến biển,..
+ Các số liệu được phân tích để tìm ra mối tương quan giữa kết cấu ngư cụ, kỹ thuật dò tìm đàn cá, kỹ thuật khai thác, mô hình khai thác với sản lượng khai thác và hiệu quả kinh tế nhằm đưa ra các giải pháp cải tiến hợp lý, đạt được hiệu quả cao nhất.
5. Kết quả nghiên cứu
B>5.1. Cải tiến kết cấu lưới vây cá ngừ
Trong quá trình nghiên cứu, đề tài đã sử dụng hai vàng lưới vây của tàu TG 90567 và CM 99488. Ðây là hai vàng lưới điển hình, đại diện cho những vàng lưới vây tốt nhất hiện có.
Sau thời gian thử nghiệm, qua tính toán phân tích, nhận thấy mẫu lưới của 2 tàu nói trên còn nhiều hạn chế như: chiều cao nhỏ, chiều dài ngắn, lực nổi bé, nên hiệu quả khai thác không cao.
Ðề tài đã thiết kế cải tiến và thi công lắp ráp mẫu lưới vây cá ngừ cho tàu TG90567BTS, nhằm khắc phục những nhược điểm của mẫu lưới vây cá ngừ đã sử dụng trong năm 2002. Cụ thể đã tăng chiều cao kéo căng của lưới lên 30m, tăng chiều dài lưới vây lên 255,77m. Ðồng thời, trang bị lại hệ thống phao để lưới có thể hoạt động ở ngư trường xa bờ có độ sâu lớn đối với vàng lưới vây của cả 2 tàu..
5.2. Nghiên cứu kỹ thuật sử dụng chà trong nghề lưới vây
Ðề tài đã thiết kế các loại chà để tiến hành thí nghiệm, gồm các loại chà tre, chà dù, chà dây, chà di động với tổng số 29 chà.
Trong các chuyến biển đánh bắt thí nghiệm, đề tài đã nghiên cứu tập tính đàn cá tập trung quanh chà, kỹ thuật khai thác đàn cá tập trung quanh chà theo 2 dạng:
- Kỹ thuật khai thác kết hợp ánh sáng
- Kỹ thuật vây lưới quanh chà.
5.3. Nghiên cứu kỹ thuật sử dụng máy dò cá ngang để phát hiện đàn cá
Nghiên cứu ứng dụng máy dò cá ngang (sonar) CH-24 & CSS-3000 trên hai tàu lưới vây cá ngừ ở vùng biển Ðông - Tây Nam bộ. Xây dựng Kỹ thuật sử dụng và kinh nghiệm nhận biết tín hiệu đàn cá trên máy CH-24 & CSS-3000. Phân tích tín hiệu đàn cá theo các hướng sau:
- Phân tích định tính: Căn cứ vào màu sắc tín hiệu; độ đậm nhạt của màu; hình dạng của tín hiệu; độ sâu phân bố,để phán đoán thành phần loài.
- Phân tích định lượng: Căn cứ vào kích thước của tín hiệu (có sự liên quan của thang đo) để phán đoán độ lớn của đàn cá.
Sử dụng máy sonar để dò tìm, đánh giá tính chất đàn cá như: xác định mật độ, độ sâu phân bố, khoảng cách, phương vị từ tàu đến đàn cá, sẽ chủ động trong việc thả lưới, điều chỉnh kịp thời hướng thả lưới và tốc độ thu giềng rút.
Trang bị máy sonar sẽ có khả năng nâng cao năng suất đánh bắt cho nghề lưới vây. Những mẻ lưới đánh bắt theo tín hiệu máy sonar đạt sản lượng cao (mẻ lưới số 3 ngày 18/3/2003 đạt sản lượng 12.779 kg và mẻ lưới số 08 ngày 03/4/2003 đánh bắt theo hình thức vây tự do đạt sản lượng 25.011 kg).
Công tác dò tìm và phát hiện đàn cá rất quan trọng, góp phần quyết định sự thành công cho nghề lưới vây khai thác cá ngừ nói riêng và nghề lưới vây nói chung.
ứng dụng máy sonar trong dò tìm đàn cá là một tiến bộ rất lớn, phục vụ đắc lực trong nghề lưới vây khai thác cá ngừ.
5.4. Sản lượng và tỷ lệ cá ngừ theo hình thức đánh bắt
Tổng số mẻ lưới khai thác trong 2 năm là 670 mẻ lưới. Năm 2003, nhờ có sự cải tiến kết cấu lưới vây, cải tiến kỹ thuật khai thác, đặc biệt là có sự hỗ trợ của máy Sonar, sản lượng khai thác trung bình và tỷ lệ cá ngừ đã tăng hơn hẳn so với năm 2002 .
+ Về tỉ lệ cá ngừ :
- Tỷ lệ cá ngừ trong các mẻ lưới theo hình thức vây tự do kết hợp sonar chiếm từ 55,49 ÷ 99,75% tổng sản lượng mẻ lưới.
- Tỷ lệ cá ngừ trong các mẻ lưới đánh bắt theo hình thức vây ánh sáng kết hợp chà chiếm từ 1,12% ÷ 31,1% tổng sản lượng mẻ lưới.
Về sản lượng khai thác :
- Ðối với tàu TG90567, năng suất khai thác trung bình một ngày trong năm 2002 là 1.416,6 kg và năm 2003 đạt 2.669,4 kg. Tức là năng suất khai thác trung bình trong ngày ở năm 2003 gấp 1,9 lần năm 2002. Ðiều này chứng tỏ mẫu lưới vây năm 2003 hiệu quả cao hơn mẫu lưới năm 2002.
- So sánh kết quả trong năm 2003 của các mẻ lưới trên tàu TG90567 (vàng lưới đã được cải tiến) với kết quả các mẻ lưới trên tàu CM99488 (vàng lưới chưa được cải tiến) cho thấy, sản lượng khai thác trên tàu TG90567 đạt 2.669,4kg/ngày, tàu CM99488 đạt 1.518,2 kg/ngày. Như vậy, với mẫu lưới cải tiến của tàu TG90567 thì sản lượng khai thác trung bình của 1 ngày đánh bắt đã tăng lên 1,76 lần so với mẫu lưới trên tàu CM99488.
- Hiệu quả của việc sử dụng máy Sonar : Ðể đánh giá hiệu quả của việc sử dụng máy Sonar, có thể so sánh hiệu quả kinh tế của các tàu thí nghiệm được trang bị máy sonar với đội tàu lưới vây của công ty Xuất Nhập khẩu Lâm sản Bến Tre (Công ty Lâm sản Bến Tre), đánh bắt theo hình thức vây ánh sáng kết hợp chà, khai thác ở ngư trường Ðông Tây Nam Bộ. Ðội tàu I của công ty có 10 tàu, sản lượng khai thác trung bình một tháng là 22,17 tấn/tàu. Ðội tàu II của công ty có 7 tàu, sản lượng khai thác trung bình một tháng là 19,16 tấn/tàu.
Ðối với tàu TG90567BTS, lợi nhuận bình quân 1 tháng của năm 2003 cao gấp 2,68 lần đội tàu Lâm sản I và gấp 3,07 lần đội tàu Lâm sản II.
Tàu CM99488BTS, lợi nhuận bình quân 1 tháng của năm 2003 cao gấp 1,81 lần đội tàu Lâm sản I và gấp 2,07 lần đội tàu Lâm sản II.
Như vậy, hiệu quả kinh tế của các tàu thí nghiệm luôn cao hơn rất nhiều so với các đội tàu lưới vây của Công ty Lâm sản Bến Tre. Ðiều này có nghĩa, các vàng lưới được sử dụng trên các tàu nghiên cứu tốt hơn các vàng lưới trên các tàu của Công ty Lâm sản, và việc sử dụng máy dò cá ngang trong nghề lưới vây để dò tìm đàn cá, chủ động trong khai thác là một sự cần thiết và mang lại hiệu quả kinh tế cao.
6. Kết luận
+ Sử dụng máy dò cá ngang trong nghề lưới vây để dò tìm các đàn cá là cần thiết và có hiệu quả kinh tế cao.
+ Ðể khai thác được cá ngừ, vàng lưới vây cá ngừ cần có các thông số cơ bản đảm bảo các tiêu chuẩn sau:
Chiều dài rút gọn giềng phao: 1.200 ÷ 1.500m; chiều cao kéo căng: 150 ÷ 200 m; Kích thước mắt lưới: 35 ÷ 80 mm; Qui cách chỉ lưới: PA210D/15 ÷ 27; Tỷ số giữa tổng lực nổi (Q) và lực chìm của vàng lưới (G) phải đạt: Q/G > 2.
+ Thiết bị hạn chế cá trốn thoát về phía cửa lưới trong quá trình thu giềng rút là một trọng vật có trọng lượng khoảng 400 600kg. Thiết bị này cần thiết để hạn chế cá trốn thoát về phía cửa lưới và đã được sử dụng thành công trong các chuyến nghiên cứu.
+ Khai thác cá ngừ bằng hình thức vây tự do kết hợp máy dò cá ngang đạt sản lượng cao hơn rất nhiều so với khai thác cá ngừ bằng hình thức vây ánh sáng kết hợp chà.
+ Khai thác bằng hình thức vây tự do kết hợp máy dò cá ngang tốn nhiều thời gian và chi phí để chạy tàu dò tìm đàn cá.
+ Khai thác bằng hình thức vây ánh sáng kết hợp chà ít tốn thời gian và chi phí dò tìm đàn cá nhưng sản lượng của mỗi mẻ lưới đạt thấp và sản lượng cá ngừ trong các mẻ lưới chiếm tỷ lệ nhỏ.
+ Mô hình khai thác kết hợp (kết hợp hình thức giữa vây tự do và vây ánh sáng) khắc phục được nhược điểm của hai mô hình trên, nâng cao được hiệu quả khai thác, chủ động trong khai thác và phù hợp với nghề cá của Việt Nam hiện nay.
Nguyễn Long - Viện Nghiên cứu Hải sản (Hải Phòng)