1. Tình hình phát triển:
+ Vùng biển vịnh Bắc Bộ:
Nghề lưới vây ở vùng biển này phát triển rất yếu. Theo số liệu thống kê 6/1999, có 587 tàu lưới vây, chiếm 12,58% tổng số tàu lưới vây trong cả nước. Tuy vậy, kích thước tàu lưới vây ở vùng biẻn này rất nhỏ.
97,8% tổng số tàu lưới vây trong vùng có công suất máy < 23 cv. Riêng tỉnh nghệ an có 27 tàu lưới vây công suất > 100 cv, nhưng sản lượng khai thác của các tàu này không ổn định. Sản lượng khai thác của nghề lưới vây chỉ chiếm 4,5% tổng sản lượng nghề lưới vây trong cả nước.
Hàng năm, có koảng 500 tàu lưới vây từ các tỉnh miền Trung ra khai thác ở vùng biển vịnh Bắc Bộ.
+ Vùng biển miền Trung:
Có 2,972 tàu lưới vây, chiếm 63,69% tổng số tàu lưới vây trong cả nước. Nhóm tàu lưới vây 25 – 45 cv có số lượng cao nhất, 1.325 chiếc, chiếm 50,4% tổng số tàu lưới vây trong vùng. Sản lượng khai thác của nghề lưới vây chiếm 38,1% tổng sản lượng nghề lưới vây trong cả nước. Nhìn chung nghề lưới vây ở vùng biển này phát triển tương đối khá, quy mô tàu lớn hơn cá tỉnh miền Bắc.
+ Vùng biển tây Nam Bộ:
Đây là vùng biển có nghề lướivây phát triwnr mạnh nhất trong cả nước. Có 1.107 tàu chiếm 23,72% tổng số tàu lưới vây trong cả nước. So với vùng biển miền Trung tuy số lượng tàu ít hơn, nhưng cỡ tàu lớn hơn và sản lượng cao hơn 1,5 lần. Sản lượng nghề lưới vây đạt 57,4% tổng sản lượng nghề lưới vây trong cả nước.
2. Cấu tạo lưới vây
2.1.Các loại lưới vây chính
Có hai loại lưới vây chính là
+ Lưới vây kết hợp ánh sáng hoặc trà rạo:
Sử dụng ánh sáng và trà để tập trung cá. Do cá tập trung quanh nguồn ánh sáng, nên chiềudài lưới vây không cần lớn lắm, thường từ 350 – 500 m và chiều cao lưới từ 70 – 120 m, (nếu đánh bắt cá cơm, chiều cao chỉ cần 45 – 55 m). Đây là hình thức khai thác phổ biến suốt từ bắc vào nam, chiếm khoảng 70 – 90 % tổng số tàu lưới vây.
+ Lưới vây tự do:
Tàu chủ động tìm đàn cá để bao vây, vì vậy loại lưới náy đòi hỏi có kích thước lớn, chiều dài lưới 700 – 1250 m, chiều cao lưới 100 – 190 m. Đối với các loài cá bơi nhanh, yêu cầu chiều dài và chiều cao lưới càng lớn. Số lượng tàu lưới vây tự do ít hơn hẳn các tàu lưới vây kết hợp ánh sáng, chỉ chiếm 10 – 30% tổng số tàu lưới vây kết hợp ánh sáng, chỉ chiếm 10 – 30% tổng số tàu lưới vây.
2.2.Cấu tạo lưới vây
+ Đánh giá các thông số cấu tạo lưới vây.
Từ kết quả điều tra, khảo sát, có kết luận như sau:
- Chiều dài lưới vây:
Chiều dài lưới vây được sử dụng ở nước ta đạt yêu cầu kỹ thuật. Tuy nhiên ở biển Việt Nam rât sít những đàn cá nổi lớn, vì vậy việc nghiên cứu sử dụng vàng lưới vây có chiều dài phù hợp và cỡ tàu phù hợp mang lại hiệu quả kinh tế cao cần phải cân nhắc đến.
- Chiều cao lưới vây:
Ở Việt Nam, phần lớn các tàu lưới vây khai thác ở vùng ven bờ và không yêu cầu chiều cao của lưới lứn, trung bình khaỏng 70m. Hiện nay, để phát triển khai thác xa bờ, đã có một số ít tàu lưới vây khơi có chiều cao lưới 100 – 190 m.
- Kích thươc mắt lưới vây:
Đối tượng khai thác chính của nghề lưới vây ở nước ta là các loài cá nổi nhỏ, với kích thước mắt lưới ở phần tùng 2a là 20 – 25mm. Số lượng tàu lưới vây khơi khai thác đàn cá ngừ còn ít.
Như vậy kích thước mắt lưới trong nghề lưới vây ở Việt Nam nhỏ hơn so với lưới vây ở nươc ngoài và so với lý thuyết tính toán.
- Trong bị phao, chì cho lưới vây
Trọng lượng chì trang bị cho giềng chì đạt từ 0,67 – 2,54 kg/m, phù hợp với giới hạn khuyến khích. Giới hạn này quy định lực chìm trang bị cho 1m giềng chì nên bằng 0,5 – 2,5 kg/m. Lượng phao trang bị cho cac tàu lưới vây ở nước ta nhỏ hơn so với yêu cầu, cụ thể là đa số lưới có tỷ số giữa tổng lực nổi của phao và tổng lực chìm của chì < 1 hoặc > 1 chút ít. Điều này chứng tỏ phần lớn lưới vây ở nước ta chỉ khai thác ở những như trường có độ sâu nhỏ hơn 75% chiều cao lưới.
Để khai thác được ở những ngư trường có độ sâu lớn, caanf trang bị lại phao ở các vàng lưới vây này.
2.3. Các vấn đề cần giải quyết của nghề lưới vây:
+ Kỹ thuất sử dụng ánh sáng vá trà rạo: Việc sử dụng ánh sáng và chà rạo để tập trung cá là một kỹ thuật quan trọng, phức tạp và có tính chất quyết định đến sản lượng khai thác của nghề lưới vây. Tuy nhiên, kỹ thuật sử dụng ánh sáng và chá rạo ở nươc sta còn rất thô sơ và hoàn toàn theo kinh nghiệm.
Để phát triển nghề lưới vây trong tương lai, cần tăng cường nghiên cứu và du nhập kỹ thuật chiếu ánh sáng, kỹ thuật sử dụng chà ở nước ngoài vào nước ta.
+ Kỹ thuật dò tìm và phát hiện đàn cá: Đây cũng là kỹ thuật quan trọng của nghề lưới vây tự do. Hiện nay kỹ thuật phát hiện đàn cá của ngư dân còn rất yếu, chỉ dùng mắt thường để phát hiện đàn cá đang di chuyển. Rất ít tàu (1 – 2 tàu) được trang bị máy dò cá ngang (Sonar), nên còn hạn chế nhiều đến năng suất khai thác của nghề này.
+ Kỹ thuật sử dụng những vàng lưới vây cỡ lớn, đánh bắt các loài cá có tốc độ bơi cao, khai thác ở ngư trường xa bờ còn nhiều khiếm khuyết.
Tình trạng trên dã hạn chế nhiều đến sản lượng đánh bắt và sự phát triển của nghề lưới vây xa bờ.
2.4. Hiệu quả kinh tế của nghề lưới vây
Nếu sản lượng của nghề lưới kéo phụ thuộc rất chặt chẽ vào công suất tàu kéo, thì sản lượng nghề lưới vây phụ thuộc rất nhiều vào kỹ thuật tập trung và dò tìm đàn cá, kích thước vàng lưới. Độ lớn của kích thước tàu chỉ góp phần cho tàu có thể hoạt động ở ngư trường xa bờ hơn và dài ngày hơn trên biển. Vì vậy, trong nghề lưới vây, vấn đề xác định cỡ tàu có hiệu quả kinh tế nhất cũng là vấn đề rất quan trọng.
+ Năng suất khai thác của các tàu lưới vây
Nếu xem xét các tàu lưới vây > 45 cv, năng suất khai thác 1 năm có thể đạt 60 – 140 tấn. Một số tàu có thể đạt 200 – 300 tấn/năm. Bình quân 1 lao động có thể đạt 4,5 – 12 tấn/năm.
+ Vốn đầu tư cho nghề lưới vây
Ngoài việc trang bị tàu thuyền như các nghề khác, trong nghề lưới vây còn phải đầu tư cho vàng lưới vây rất tốn kém. Giá của vàng lưới vây khoảng từ 120 – 350 triệu đồng. Tổng số vố đầu tư cho một đơn vị tàu lưới vây phụ thuộc vào kích thước lưới, đối tượng đánh bắt và nằm trong khoảng sau:
Lưới vây ven bờ: 200 – 300 triệu đồng/1vàng lưới
Lưới vây xa bờ: 500 – 760 triệu đồng/1vàng lưới
Tuy nhiên, đối với những tàu lưới vây cỡ lớn, sử dụng vàng lưới thật lớn, tổng vốn của một đơn vị tàu - lưới có thể lên tới 1000 – 1300 triệu đồng.
+ Hiệu quả kinh tế:
Đánh giá hiệu quả kinh tế của các tàu lưới vây công suất > 54 cv sau khi đã trừ đi các chi phí hoạt động, lượng tiền trả lãi ngân hàng và khấu hao, nhận thấy tỷ lệ các tàu bị lỗ vốn so với tổng số tàu lưới vây của vùng biển vịnh Bắc Bộ là 53,8%, vùng biển miền Trung là 47% và vùng biển tây Nam Bộ là 58,7%. Các tàu còn lại đạt được lãi ròng từ 40 triệu đồng đến 280 triệu đồng /1 năm.
Từ tính toán hiệu quả kinh tế của các tàu lưới vây, ta thấy vấn đề phát hiện đàn cá để khai thác là cực kỳ quan trọng. Muốn nghề lưới vây hoạt động có hiệu quả, cần tăng cường nghiên cứu và nâng cao các kỹ thuật dò tìm và tập trung cá.
Nguyễn Long và ctv
Trích bài “Hiện trạng công nghệ khai thác hải sản xa bờ ở Việt Nam” trong tuyển tập Các công trình nghiên cứu “Nghề cá Biển ” Tập 2 (2001) của Viện nghiên cứu Hải Sản