Các phương pháp đánh giá trữ lượng cá đã cải thiện hiểu biết của chúng ta về nguồn lợi. Hơn 100 năm qua các nhà khoa học nghề cá đã nghiên cứu khám phá các mô hình (patterns) trong các đại dương, từ việc xác định các đường cong sản lượng đến sự phát triển của các phương pháp phân tích chủng quần ảo phức tạp. Mục đích của công tác đánh giá nguồn lợi là cố gắng và dự báo kết quả khai thác (đánh bắt)một đàn cá. Có thể khai thác một đàn cá mà không gây ảnh hưởng đến sự bền vững của quần đàn-tức là không bao giờ làm quần đàn bị suy sụp vì bị khai thác quá mức.

Để đánh giá một đàn cá, trước hết, cần có sự hiểu biết về sinh học của loài cá đó. Người ta đã thực hiện nhiều nghiên cứu sinh học trên các loài cá khác nhau nhằm xác định ‘những chỉ số sinh học’. Những chỉ số sinh học của một loài rất khác biệt so với loài khác. Ví dụ, những chỉ số sinh học đó là tuổi và kích thước loài mà tại đó chúng thành thục sinh dục lần đầu, mức sinh trưởng của loài, các mô hình sinh sản (reproductive patterns), và mức chết-vốn là bản chất tự nhiên, do bị ăn thịt hay do bị đánh bắt.

Kiến thức về sinh học cá bơn chanh (lemon sole) thuộc vùng khơi bờ Tây của Ireland hầu như chưa được khám phá. Loài cá này hiện chưa có hạn ngạch khai thai thác (quota). Trong 18 tháng qua, có một nghiên cứu đã được thực hiện tại GMIT nhằm nghiên cứu về tuổi, mức sinh trưởng và biến động quần thể của đàn cá bơn chanh (lemon sole)thuộc vùng khơi bờ Tây của Ireland. Các kết quả cho thấy rằng cá bơn chanh (lemon sole) sống tối đa là 14 năm tuổi và cá thể lớn nhất được thu mẫu có chiều dài toàn thân (TL) là 41 cm. Cá thể trẻ nhất đánh được trong đợt điều tra là 2 năm tuổi. Kiểm tra các tuyến sinh dục bằng kính hiển vi phóng đại (microscopic examination) cho thấy toàn bộ các cá thể thu mẫu đều có vẻ đã thành thục. Hiện người ta đang thực hiện các các kiểm tra về mô đối với tuyến sinh dục nhằm kiểm chứng các kết quả của kiểm tra bằng kính hiển vi phóng đại. Các noãn bào sẽ được nghiên cứu với một máy hiển vi phân tích (compound microscope) và xác định độ thành thục. Tuyến sinh dục của cá thể lớn hơn thì lớn hơn rất nhiều về kích thước và sức chứa trứng so với tuyến sinh dục của các cá thể nhỏ hơn cùng loài, do nhận thấy có nhiều trứng hơn. Điều này cho thấy, những cá thể cá lớn sẽ có khả năng đẻ nhiều hơn các cá thể cá bé.

Hình 1. Sản lượng trên lượng bổ sung cho loài cá bơn chanh (lemon sole) được lấy mẫu tại vùng biển phía Tây của Ireland trong thời gian từ 11/2000 đến 2/2002, sử dụng các giá trị khác nhau của mức chết tự nhiên (M)

Mô hình Sản lượng trên lượng bổ sung (Yield Per Recruit -YPR) thể hiện trong Hình 1 là biểu thị cho đàn cá bơn chanh (lemon sole) ngoài khơi bờ biển Tây trong thời gian từ 11/2000 đến 2/2002. Mô hình YPR cho ta biết thời điểm khai thác thích hợp để đạt đến sản lượng bền vững lớn nhất (MSY) mà không làm suy kiệt trữ lượng đàn. Sự suy sụp của một trữ lượng đàn chỉ ra rằng nguồn lợi đó đã bị khai thác cạn kiệt đến mức không thể nào hồi phục được nữa, như từng xảy ra với đàn cá tuyết Canada(Canadian Cod

Hình 1 cho biết giá trị MSY và Fmax (mức cường lực khai thác tối đa cần thiết để đạt được MSY) đối với đàn cá bơn chanh (lemon sole) trong một thời gian đã biết. Một chuỗi các phép toán phức tạp được thực hiện trong mô hình này, tất cả là để tính toán trữ lượng cá bơn chanh (lemon sole) thuộc khu vực ngoài khơi bờ biển phía Tây của Ireland đã được thu mẫu trong nghiên cứu này. Mức chết tự nhiên (M) rất khó xác định. Ba giá trị M khác nhau được sử dụng để mô hình YPR trong nghiên cứu này. Các giá trị M1 và M2 là các giá trị được ước tính cho đàn cá bơn trong nghiên cứu này, còn M3 là một giá trị tuỳ ý được gán bởi ICES (Hội đồng Quốc tế về Thám hiểm biển) cho các loài cá bơn (flatfish). Trục hoành X thể hiện sự gia tăng của cường lực, còn trục tung Y thể hiện sự gia tăng của sản lượng. Việc gia tăng cường lực khai thác dẫn đến sự gia tăng sản lượng đánh bắt, nhưng đến một điểm nhất định mà từ điểm đó trở đi dù cường lực có gia tăng mấy thì cũng không thu được lợi vì không có lãi thực. Các giá trị MSY và Fmax biến thiên rất lớn tương ứng với sự thay đổi các giá trị M. Do trong thực tế giá trị M rất khó xác định, nên nếu chỉ đánh giá bằng phương pháp này thôi thì không đáng tin cậy. Các phương pháp đánh giá nghề cá khác cũng được sử dụng để đánh giá các trữ lượng. Tuy nhiên, rõ ràng là cần phải áp dụng một cách tiếp cận tổng thể hơn (holistic approach) để duy trì sự bền vững của nguồn lợi này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Beverton R.J.H. & Holt S.J., On the dynamics of exploited fish populations, Fisheries Investigations, UK, Series 2, 1957.

Contact: Joan Hannan, Dr David McGrath & Dr Pauline King, Commercial Fisheries Research Group, Department of Life Sciences, GMIT;

Tel: 091-742089; Fax: 091-758412; E-mail: jhannan@aran.gmit.ie

2. Edser, T., Note on the number of plaice at each length, in certain samples from the southern part of the North Sea, 1906, Journal of the Royal Statistics Society,71, 686-690, 1908.

3. Gulland, J.A., Estimation of mortality rates, Annex to Artic Fisheries Working Group Report (ICES, C.M. 1965. Doc. No. 3 mimeographed), 1965.

Joan Hannan, David McGrath & Pauline King

Duyên Hương Dịch

Theo http://www.irishscientist.ie