Một phần tư các đại dương của thế giới sẽ được bảo vệ khỏi các tàu thuyền đánh bắt sử dụng lưới nặng kéo rà khắp các vùng đáy biển. Đây là ý kiến thống nhất của toàn bộ các quốc gia vùng Nam Thái Bình Dương.
Thỏa thuận đánh dấu một bước tiến lớn này sẽ hạn chế hoạt động đánh bắt bằng lưới rà đáy là hoạt động theo các chuyên gia cho biết nó hủy hoại rạn san hô và khấy động lớp trầm tích đáy biển khiến các sinh vật biển bị ngạt thở.
Những nhà quan sát và hệ thống giám sát sẽ đảm bảo các tàu thuyền duy trì khoảng cách 5 hải lý xa các hệ sinh thái biển đang bị đe dọa.
Nam Thái Bình Dương là nơi duy nhất còn lại môi trường biển nguyên vẹn của vùng biển sâu. Vùng này mở rộng từ xích đạo tới Nam Cực và từ Úc tới vùng bờ tây của Nam Mỹ.
Các vùng biển khơi bao gồm toàn bộ diện tích biển không nằm trong hải phận hoặc vùng nước nội tại của một nước nào.
'Biện pháp phòng ngừa'
Thỏa thuận này đạt được trong một cuộc họp tổ chức tại Reneca, một thị trấn nằm ven bờ biển của Chile sẽ có hiệu lực từ ngày 30 tháng 9.
Thỏa thuận này sẽ đóng cửa các khu vực bị ảnh hưởng của hoạt động đánh bắt bằng lưới rà nơi các hệ sinh thái biển nhạy cảm được biết tới hoặc sự tồn tại của chúng là có thể, ngoại trừ khi có một đánh giá đã tiến hành và các biện pháp bảo vệ có tính phòng ngừa cao được thực hiện .
Đánh bắt bằng lưới rà đáy: Hoạt động như thế nào?
Phái đoàn gồm các ngư dân từ New Zealand là những người chịu trách nhiệm 90% hoạt động đánh bắt bằng lưới rà đáy tại các vùng hải phận quốc tế của nam Thái Bình Dương nói việc hạn chế này sẽ “xiết chặt” các tàu đánh bắt cá của họ.
"Do chi phí để tham gia vào những nghiên cứu và đánh giá cần thiết cũng như các thiết bị giám sát, điều này có thể ảnh hưởng tới việc chấm dứt hoàn toàn hoạt động đánh bắt bằng lưới rà đáy” phái đoàn cho biết.
Liên minh Bảo tồn Vùng Biển Sâu, một tổ chức gồm các nhóm về bảo tồn và môi trường đứng đầu rất hoan nghênh thỏa thuận này.
"Đây là bước tiến quan trọng trong việc bảo vệ đa dạng sinh học tại các vùng hải phận quốc tế" Matthew Gianni, người phát ngôn của liên minh này nhận xét.
Ông Gianni nói thỏa thuận là bước tiến đầu tiên để tiến tới việc triển khai nghị quyết của UN đã được thông qua vào tháng 12, trong đó yêu cầu áp dụng các "biện pháp phòng ngừa" đơn phương để đảm bảo các tàu đánh bắt bằng lưới rà đáy không gây ra những hư hại nghiêm trọng.
"Đây là cuộc họp quan trọng của các quốc gia có hoạt động đánh bắt hải sản kể từ khi nghị quyết của Hội đồng Liên hiệp quốc và cuộc họp này đã đạt được những gì mà Nghị quyết ngày yêu cầu.
"Việc ngăn chặn này là có thể, nó đã và đang được thực hiện. Đây chính là lúc toàn bộ các quốc gia phải đồng lòng thực hiện tại mọi khu vực đại dương.."
Ngoài lưới kéo có trọng lực và những trục lăn nghiền nát các rạn san hô, đánh bắt bằng lưới rà đáy nhằm vào các loài sinh trưởng chậm như cá Hoplostethus atlanticusda mất hàng thế kỷ để đạt độ tuổi sinh sản.
Những loài như vậy đặc biệt nhậy cảm với đánh bắt thái quá vì quá trình bổ sung cá thể cho quần thể của chúng xảy ra rất chậm.
Tháng 11 năm ngoái các nhà khoa học hàng đầu đã cảnh báo sẽ không còn một con cá biển nào sau 50 năm nếu các hoạt động đánh bắt như hiện nay tiếp tục xảy ra.
Theo BBC (www.ficen.org.vn)