3.2. Các chỉ tiêu về một số kim loại nặng Pb, Cu, Hg, Fe, thuốc trừ sâu DDT, Lindan và hàm lượng dầu.

theo quy định về pháp lênh bảo vệ và phát triển nguồn lợi của Bộ Thuỷ sản có tới trên 30 loại chất độc tan trong nước có hại cho cá và thuỷ sản sinh vật, nhưng vì bước đầu nghiên cứu do hoàn cảnh kinh phí có hạn nên chúng tôi mới chỉ chọn một số điểm cần thiết thu mẫu để xử lý, đồng thời cũng hạn chế các chỉ tiêu quy định, sẽ bổ sung dần vào các đợt khảo sát khác.

Tại 4 điểm khảo sát: Bến Bính, cửa sông Bạch Đằng cửa sông Thái Bình và sông Hồng cho thấy: với 6 mẫu phân tích Pb thì đều có nồng độ thấp thường từ 0,006 – 0,009mg/l. Cùng với các điểm và số mẫu như vậy thì cu đều vượt quá nồng độ cho phép (0,01mg/l), nồng độ Cu hoà tan trong nước ở đây từ 0,017 – 0,048mg/l. Hg là một thành phần kim loại có hại lớn đối với sinh vật, đã có 2/6 mẫu vượt quá giới hạn cho phép (0,001mg/l) là tầng sát đáy cửa sông Bạch Đằng và cửa sông Thái Bình tới 0,005mg/l, còn trạm Bến Bính và cửa sông Hồng đều ở mức thấp 0,0002mg/l (Bảng 1).

Bảng 1. Giá trị trung bình, cực đại, cực tiểu của 4 thành phần kim loại nặng Pb, Cu, Hg và Fe trong nước biển Quảng Ninh – Thái Bình

Tên kim loại

Phần cửa sông và ven biển

Trung bình (mg/l)

Cực đại (mg/l)

Cực tiểu (mg/l)

Pb
Cu
Hg
Fe

0,007
0,024
0,001
0,950

0,009
0,048
0,005
3,600

0,0060
0,0170
0,0002
0,2500

Phân tích về Fe+2 kết quả cho thấy: 7/25 số mẫu hàm lượng Fe+2 đều vượt quá nồng độ cho phép (0,50mg/l), trừ một số trạm thuộc khu vực ngoài biển như Cô Tô, cửa Đại và một số trạm khác như: Hòn Bái Đông, cửa sông Thái Bình, Trà Lý có nồng độ thấp. Riêng khu vưc sông Bạch Đằng và sông Hồng có hàm lượng cao từ (1,20 – 1,65mg/l). Đặc biệt là khu vưc cửa Đối (trạm số 14) có hàm lượng sắt rất cao, tới 3,60mg/l (dọc theo cột nước từ tầng mặt tới tầng đáy). Hàm lượng Sắt giữa tầng mặt và tầng đáy tăng giảm không theo quy luật ró rệt (có trạm tầng mặt cao và ngược lại), độ chênh lệch giữa tầng mặt và đáy rất thấp.

Về các độc tính của một số kim loại nặng có hại cho sinh vật, ảnh hưởng đến môi trwongf nước và sự sống của con người ở nước ta chưa cí tài liệu nào đưa ra cụ thể. Sitthichaikasem và Chernbamroong (1984) đã kết luận rằng có sự tăng lên về hàm lwongj kim loại nặng làm ô nhiễm môi trường nước khu vực Vịnh trong của vịnh Thái Lan. Các nghiên cứu của họ từ tháng 4/1979 đến tháng 3/1980 đã chỉ ra trong bảng 2. Tamiyavanich (1984) thông báo 8 kim loại nặng trong nước biển ở vùng trong cửa vịnh giai đoạn 1976 – 1983 (bảng 3). Ông còn phân tích sinh hoạc thử nghiệm về một số độc tính kim loại nặng nhất định như: Hg và hợp chất của ccs nguyên tố Ag, Cr, Co, Cd, Hg, Pb, Zn, Fe trên 4 động vật biển, bao gồm các các thể trưởng thành và chưa trưởng thành của cá vược (Lates calcarifer), tôm thẻ (Penaeus), hầu (Crassostrea cominecialis) và vẹm xanh (Perna vinidis).

Bảng 2. Nồng độ một số kim loại nặng trong vịnh Thái Lan tháng 4/1979 đến 3/1980

Tên kim loại

Trong nước (ppb)

Trầm tích (ppm)

Pb
Zn
Cu
Cd
Hg

9,6 – 12,0
2,2 – 6,4
14,6 – 27,1
1,9 – 2,0
0,24 – 0,38

13,1 – 25,7
18,7 – 54,4
5,4 – 13,3
0,12 – 0,26
0,007 – 0,017

Bảng 3. Giá trị trung bình về nồng độ cực đại và cực tiểu của 8 kim loại nặng nươc biển phần trong vịnh Thái Lan, 1976 – 1983

Tên kim loại

Trung bình (ppb)

Cực đại (ppb)

Cực tiểu (ppb)

Ag
Cd
Co
Cu
Hg
Pb
Zn
Fe

0,87
0,46
2,08
6,52
0,26
15,78
12,70
1.300,00

3,32
2,40
9,48
39,83
1,35
175,81
55,51

0,15
0,03
0,36
0,69
0,003
0,45
1,74

Ông đã kết luận rằng mức cực đại nồng độ kim loại nặng ở vịnh Thái Lan có thể gây chết đối với những cá thể thử nghiệm trong vòng 9 giờ, với mức trung bình ở các nguyên tố này thì cá thể thử nghiệm có thể bị chết trong vòng 3 ngày.

Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật DDT và Lindan, tại 4 điểm khảo sát: Bến Bính, cửa sông Bạch Đằng, sông Thái Bình và sông Hồng đều có nồng độ thấp dưới mức quy định DDT dưới 0,0002mg/kg và Lindan = 0,0002mg/l.

Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật thấp, điều này có thể giải thích được rằng thời gian thu mẫu không trùng hợp với thời gian sử dụng thuốc bảo vệ thực vật của Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp. Dư lượng thuốc DDT và Lindan đã hoà tan nhanh và khuếch tán rộng trong nước.

Bảng 4. Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật

Chỉ tiêu

Mức dư lượng thuốc (mg/kg)

DDT
Lindan

Dưới 0,0002
       0,0002

Theo số liệu của Bộ Y tế thì diện tích ruộng đất dùng thuốc trừ sâu ngày cacngf rộng. Nếu tính năm 1960 mới có chưa đầy 0,15% diện tích canh tác sử dụng thuốc trừ sâu, năm 1965 tăng lên 10%, năm 1970 tăng lên 15% diện tích, vào đầu năm 1980 lên đến 50% của cả nước.

Để đảm bảo được yêu cầu 21 triệu tấn lương thực vào năm 1990, nằn suất đạt 5tấn/ha thì nhu cầu thuốc trừ sâu phải tăng lên 1kg/ha ở đồng bằng sông Hồng và 1,5kg/ha cho đồng bằng sông Cửu Long. Tổng nhu cầu dự tính là 2 – 2,5 vạn tấn thuốc trừ sâu bệnh/năm. Như vậy, diện tích và mức độ sử dụng ngày càng tăng gây nguy cơ nhiễm bẩn ngày càng lớn trên khắp đất nước.

Từ tiềm năng giầu có do tài nguyên thiên nhiên mang lại từ các mặt nước nội địa, biển cả, sông ngòi, vịnh, vụng, hàng năm đã giải quyết được hàng triệu sức lao động cho nhân dân làm nghề khai thác, nuôi trồng và chế biến thuỷ sản xuất khẩu, nhưng chính do nền sản xuất nông nghiệp ở trình độ thấp lại đưa vào môi trường biển cả một nguồn nước thải tạo nên sự ô nhiễm không phải là ít.

Qua phân tích về hàm lượng dầu hoà tan trong nước của 7 mẫu tại các điểm khác nhau: Bến Bính, cửa sông Bạch Đằng và ven đảo Cát Hải, Bãi Cháy, của sông Thái Bình và sông Hồng cho thấy: toàn bộ các khu vực đều bị ô nhiễm nặng. Hàm lượng dao động từ 0,18 – 2,01mg/l. Như vậy chứng tỏ rằng ngay ở các cảng lớn như Hải Phòng, hòn Gai hàm lượng dầu lên tới trên 1,00mg/l, thấp nhất là cửa sông Bạch Đằng o,18mg/l và cao nhất là ở cửa sông Hồng 2,01mg/l (bảng 5).

Bảng 5. Kết quả phân tích hàm lượng dầu hoà tan trong nước

Số lượng

Trung bình mg/l

Cực đại mg/l

Cực tiểu mg/l

8 trạm 11 chỉ tiêu

0,96

2,01

0,18

Theo số liệu điều tra cơ bản của phân viện Hải dương Hải Phòng vào tháng 10/1989 cho thấy “” Trên một dải sông dài dọc theo 2 bên bờ sông Cấm từ km số 7 (chân cột điện cao thế) xuống đến khu đập Đình Vũ (khoảng 10km) có những vệt dầu lan bám trên thân lá cây mọc trên bãi sông”. Về kết quả phân tích hàm lượng dầu trong các mẫu nước thu được cũng trong tháng 10/1989 thấy rằng hàm lượng dầu trong nước cao ở khu vực Sở dầu và cảng chính, trung bình 2,20mg/l, hàm lượng trung bình toàn vùng khảo sát là 1,85mg/l. Như vậy là hàm lượng dầu ở đây vượt quá ngưỡng cho phép, vì nồng độ quy định đối với cá và sinh vật là 0,05mg/l và đối với nước dùng cho sinh hoạt là 0,1 – 0,3mg/l.

Theo số liệu của Tổng cục KTTV điều tra môi trường vịnh Hạ Long trong 2 năm 1990 – 1991. Phân tích 200 mẫu nước trên toàn vịnh (100 mẫu vào mùa mưa và 100 mẫu vào mùa khô) cho thấy: tại vịnh Bãi Cháy, hàm lượng dầu hoà tan trong nước (cả 2 tầng 0,5m và đáy) là 1,02mg/l. Tại vịnh Hạ Long dao động từ 0,40 – 1,73mg/l. Tại tầng 3m hàm lượng trung bình đạt 1,55mg/l, vượt quá giới hạn cho phép đối với mục đích sử dụng cho sinh hoạt. Về mùa khô hàm lượng dầu hoà tan trong nước từ dạng vết tới 0,3mg/l. Hàm lượng COD trong toàn vịnh là 7mg/l, vượt quá ngưỡng tiêu chuẩn chất lượng nước nồng độ COD lớn hơn 5mg/l được coi là nước bị ô nhiễm.

Khu vực quanh Vũng Tàu nước ở đây bị ô nhiễm rõ rệt do dầu và sản phẩm dầu. Hàm lượng dầu hoà tan đạt tới 2,032mg/l (tại bãi Thuỳ Vân ngày 21/5/1990 )ở độ sâu 5m. Trong tổng số 84 mẫu có 47 mẫu hàm lượng dầu vượt quá 0,05mg/l. Tại vùng biển Quy Nhơn sau vụ đám tàu Lela tháng 8/1989, sau 1 tháng xảy ra sự cố lượng dầu hoà tan trong nước còn dao động từ 0,2 – 4mg/l gây thiệt hại lớn cho hệ sinh thái môi trường biển. Theo tính toán lượng động thực vật phù du giảm đi hàng nghìn lần.

Việc thăm dò khai thác khoáng sản và dầu khí ở vùng ven bờ và thềm lục địa Việt Nam, nhất là việc tăng sản lượng khai thác dầu ngoài khơi vùng biển phía Nam vào những năm gần đây cũng đã có khá nhiều dầu dò rỉ vào môi trường nước biển.

Nguyễn Tiến Cảnh, Nguyễn Công Rương, Lê Hồng Cầu

Trích trong: Tuyển tập các công trình nghiên cứu "Nghề cá biển" Tập 1, Viện Nghiên cứu Hải sản (1998)