1. Mở đầu

Công tác điều tra nghiên cứu là một việc làm hết sức cần thiết, vì nguồn tài nguyên trong biển là vô cùng lớn. Cùng với sự phát triển cảu các ngành khoa học kỹ thuật hiện đại, loài người đang hàng ngày, hàng giờ làm ô nhiễm môi trường sống, trong đó có biển và đại dương. Trong thực tế biển vừa là nơi cung cấp nguồn tài nguyên phong phú cho con người, đồng thời cũng là nơi chứa mọi nguồn thải cặn bã từ cuộc sống của con người trên lục địa. Việc giữ gìn và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên nói chung và môi trường biển được trong sạch là việc làm cấp thiết nhất hiện nay của xã hội loài người.

Trong quá trình thực hiện đề tài KH – 04 – 02 (từ 1992 - 1995): “Nghiên cứu những khu vực cấm và hạn chế đánh bắt để bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản ”, song song với việc điều tra nguồn lợi hải sản, xác định những phạm vi, mùa vụ cấm và hạn chế khai thác, chúng tôi đã nghiên cứu, đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường thông qua một số chỉ tiêu hoá lý của nước vùng biển phía Tây Cà Mau, đặc biệt là một số thành phần hoá học có khả năng gây ô nhiễm môi trường.

Đây là một lĩnh vực khoa học, lần đầu tiên được nghiên cứu ở vùng biển Cà Mau. Nhưng kết quả thu được qua các chuyến khảo sát chỉ ở mức độ quan trắc và phân tích hiện trạng, sự phân bố và biến động về nồng độ của một số chỉ tiêu hoá học trong nước biển v,v…Tuy nhiên, số liệu bước đầu cũng cho thấy hiện trạng nguồn và khả năng gây ô nhiễm môi trường ở vùng biển này, góp phần làm cơ sở cho việc đánh giá hiện trạng môi trường trên toàn vùng biển Việt Nam, tham gia vào mạng lwois bảo vệ môi trường biển của các nước trong khu vực và trên thế giới.

2. Tài liệu và phương pháp

Trong giai đoạn 1992 – 1995, trên cơ sở 5 chuyến điều tra khảo sát, chúng tôi đã thu thập mẫu vật, phân tích và xử lý tài liệu của một số yếu tố hoá học có trong danh mục “một số chất có khả năng gây ô nhiễm môi trường nước biển” vào các giai đoạn như sau:

- Chuyến thứ nhất: 12/1992

- Chuyến thứ hai: Tháng 12/1993 – 1/1994

- Chuyến thứ ba: Tháng 7/1994

- Chuyến thứ tư: Tháng 12/1994

- Chuyến thứ năm: Tháng 3- 4/1995

Những yếu tố được quan tâm nghiên cứu trong các đợt khảo sát là: Hàm lượng dầu, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và hàm lượng một số kim loại nặng như: Fe, Cu, Pb, Zn, Cd, As, Co và Hg.

2.1. Phạm vi và tàu nghiên cứu

- Phạm vi nghiên cứu trên vùng biển phía tây Cà Mau được xác định từ 8000’N – 9030’N vào từ 104000 E vào bờ. Tổng số có 08 trạm được thu mẫu để xác định hàm lượng dầu, thuốc bảo vệ thực vật và kim loại nặng (hình 1).

- Tàu nghiên cứu: Sử dụng tàu kiểm ngư có công suất 350 cv và xuồng máy 11 cv.

Tại mỗi trạm việc thu mẫu đã tiến hành trong trạng thái tàu dừng tại chỗ. Mẫu nước để xác định các chỉ tiêu hoá hoạc nêu trên được lấy bằng Batomet (kiểu Nan san), các mẫu kim loại nặng, dầu và thuốc bảo vệ thực vật được đựng trong lọ nhựa và cố định bằng axit HCL, H2SO4 và HNO3 đậm đặc, riêng mẫu dư lượng thuốc bảo vệ thực vật không cố định bằng hoá chât.

2.2. Phương pháp phân tích:

Các yếu tố kim loại nặng xác định bằng máy quang phổ và Sắc kí khí (thực hiện tại khoa Hoá học, trường Đại hoạc quốc gia – Hà Nôi). Hàm lượng dầu tổng hợp được xác định bằng phương pháp quang phổ huỳnh quang trên máy SHIMADZU RF – 1501, phân tích tại Phòng thử nghiệm về dầu mỡ bôi trơn (Công ty phát triển phụ gia và sản phẩm dầu mỏ). Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật được phân tích tại Trưng tâm KĐ thuốc BVTV phía Bắc (Cục bảo vệ thực vật). Riêng hàm lượng Fe được phân tích tại phòng thí nghiệm chất lượng nước (Phân viện Quy hoạch & Quản lý nước – TP. Hồ Chí Minh).

2.3 Số lần khảo sát và thu mẫu:

+ Số lần khảo sát: 5 lần

+ Trên cơ sở 8 trạm, trong 5 chuyến điều tra đã thu một số lượng mẫu như sau:

- Mẫu phân tích lim loại nặng: 55 mẫu

- Mẫu phân tích thuốc bảo vệ thực vật: 53 mẫu

- Mẫu phân tích hàm lượng dầu: 56 mẫu

- Mỗi mẫu kim loại nặng đã xác định 8 chỉ tiêu (8 yếu tố đã nêu trên)

3. Kết quả nghiên cứu

3.1. Hàm lượng dầu hoà tan trong nước

Một trong hàng loạt chất thải do hoạt động của con người tạo ra đang thường xuyên đưa vào biển là dầu mỏ và các sản phẩm của nó. Sự nhiễm bẩn môi trường nước biển do dầu gây ra mang tầm cỡ vĩ mô, là thảm hoạ cho sinh vật và đời sống con người. Trong nước biển, dầu là loại chất nhiễm bẩn có tỷ trọng nhỏ và có chu kỳ bán huỷ kéo dài nên nhiễm bẩn dầu dễ dàng lan truyền trên phạm vi lớn; đồng thời, nguồn nhiễm bẩn dầu không chỉ xuất phát từ đất liền (như hầu hết các chất thải khác) mà xuất hiện ngay trong nước biển do việc khai thác dầu và các hoạt động khác trên biển.

Đã có công trình nghiên cứu về sự nhiễm bẩn của dầu và ảnh hưởng của nó tới môi trường sinh thái biển trên thế giới và ở Việt Nam. Tuy nhiên, trong một phạm vi hẹp như vùng biển Cà Mau vấn đề này còn chưa được quan tâm đúng mức. Những kết quả dưới đây dựa trên số liệu thực đo trong các chuyến khảo sát, bước đầu nêu lên hiện trạng nhiễm bẩn dầu trong khu vực (đặc biệt là những nơi tập trung một lượng lớn các phương tiện khai thác hải sản).

Hàm lượng dầu ở đây có sự biến dộng lớn theo năm và theo mùa. Vào tháng 12/1992, vùng ven bờ suất từ cửa Bảy Háp ngược lên phía Bắc, hàm lwongj dầu đều ở dưới ngưỡng cho phép và dao động từ 0,025 – 0,190 mg/l. Riêng ở cửa Ông Trang hàm lượng này là 0,32 mg/l, xấp xỉ cao hơn mức cho phép.

Giai đoạn tháng 12/1993 tháng 1/1994 hàm lượng dầu trong nước tăng lên đáng kể. Nếu hàm lwongj dầu trung bình tháng 12/1992 là 0.78 mg/l (đạt 53,9% GHQĐ) thì vào tháng 12/1994 – 1/1994 chỉ số này đã tăng lên gần 3 lần, đạt 0,475 mg/l (158,3% GHQĐ). ĐẶc biệt tại khi vự trong sông ở thị trấn Ông Đốc – nơi tập trung mật độ lớn các loại tàu thuyền, hàm lượng dầu lên tới 3,670 mg/l (vượt quá 12 lần so với giới hạn quy định).

Kết quả phân tích cho thấy từ giữa năm 1994 đến tháng 4/1995 hàm lượng đầu thấp nhất (0,030 mmg/l). Hàm lượng dầu trung bình trong giai đoạn tháng 3 – 4/1995 chỉ xấp xỉ 0,030 mg/l cao nhất là 0,064 mg/l ở ngoài khơi phía Tây mũi Cà Mau, (xem bảng 1).

Như vậy qua các năm hàm lượng dàu ở đây có sự biến động rất lớn và phức tạp. Mặt khác, các khu vực có hàm lượng dầu lớn cũng thường xuyên thay đổi do các nguồn nhiễm bẩn tại chỗ và ngoài khơi đưa vào. Nếu so với vùng biển khơi của Việt Nam thì hàm lượng dầu ở biển Cà Mau đã bắt đầu có sự ô nhiễm (đặc biệt là ở những khu vực gần bờ, nơi tập trung nhiều loại phương tiện khai thác hải sản. Ở đây, hàm lượng dầu tổng số lớn gấp nhiều lần các khu vực ngoài khơi). Tuy nhiên, đây chỉ là sự ô nhiễm cục bộ và không thường xuyên.

Bảng 1. Hàm lượng đầu trong nước biển phía Tây Cà Mau

Thời gian

Hàm lượng (mg/l)

Tỷ lệ (%) so với GHQĐ

GHQĐ (mg/l)

Min

Max

TB

12/1992
12/93 – 1/94
5/1994
12/1994
1- 4/1994

0,025
0,397
0,060
0,030
0,007

0,320
0,660
0,120
0,218
0,064

0,178
0,475
0,087
0,105
0,029

59,3
158,3
29,0
35,0
9,6

0,300

* (GHQĐ) giới hạn quy định: GHQQĐ này chúng tôi dựa theo “Tiêu chuẩn chất lượng nước ven bờ” – Các tiêu chuẩn nhầ nước Việt Nam về môi trường (Tập 1 - Chất lượng nước)

KS. Nguyễn Công Dương
CN. Trần Lưu Khanh

Trích trong: Tuyển tập các công trình nghiên cứu "Nghề cá biển",Tập 1 Viện Nghiên cứu Hải sản, 1998