Hệ thống này sẽ tạo điều kiện lập kế hoạch tốt hơn, tạo điều kiện phối hợp và thực hiện các đo đạc.

Một nghiên cứu mới vừa được công bố ngày2/07/2007 trong tạp chí BioScience trình bày một hệ thống phân loại tự nhiên đầu tiên, chưa hề có từ trước đến nay cho các vùng biển ven bờ của thế giới. Hệ thống này sẽ giúp cho quá trình xác định điều kiện ưu tiên và lập kế hoạch bảo tồn của các khu bảo tồn. Báo cáo này có tiêu đề là “Các vùng sinh thái biển của thế giới: phân vùng sinh học các khu vực ven bờ và thềm lục địa - Marine Ecoregions of the World: a bioregionalization of coast and shelf areas” soạn thảo bởi Mark Spalding, một nhà khoa học về hải dương học của The Nature Conservancy và Helen Fox, nhà sinh vật học biển làm việc cho tổ chức World Wildlife Fund, cùng với các tác giả khác từ hơn 10 tổ chức đối tác đã tham gia nghiên cứu.

Hệ thống phân loại Các vùng sinh thái biển của thế giới - The Marine Ecoregions of the World (MEOW) cung cấp cho các nhà khoa học, các chính phủ và các nhà hoạch định chính sách một cách thức thống nhất để bàn luận về các sinh cảnh biển và đây là một công cụ để giúp họ đưa ra các quyết định với đầy đủ thông tin, tăng cường sự hợp tác và triển khai công tác bảo tồn tốt hơn.

“Với sự chú ý ngày càng tăng tới các vùng biển và vùng bờ đang bị đe dọa, nhu cầu về một loại hệ thống như thế này là rất lớn.” ông Spalding nói. “Đến nay chưa tới 1% các đại dương của thế giới được bảo vệ nhưng các quốc gia đã cam kết đảm bảo việc bảo vệ ở phạm vị rộng và sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên biển cho tới năm 2012. Bản đồ này sẽ đóng góp to lớn cho việc hỗ trợ công tác bảo tồn và đảm bảo tiến độ. Có một cơ cấu như vậy là rất cần thiết để đặt ra các mục tiêu và các hướng ưu tiên nhằm xác định những khoảng trống và tăng cường sự hợp tác.”

Các tác giả đã xem xét hơn 230 bài báo hiện có, làm việc với 10 tổ chức đối tác và thu thập thông tin từ các chuyên gia về địa lý sinh vật từ khắp nơi trên thế giới để xây dựng hệ thống phân chia thống nhất và tin cậy cho các vùng biển ven bờ của thế giới. Hệ thống này chia các vùng biển ven bờ của hành tinh chúng ta thành 12 khu vực (ví dụ như vùng biển Đại Tây Dương nhiệt đới), 62 địa phương (các vùng biển như Biển Địa Trung Hải) và 232 vùng sinh thái (các đơn vị nhỏ hơn và đồng bộ hơn như Vịnh Bắc Mexico hoặc các đảo Marshall).

“Kể từ khi các vùng sinh thái trên đất liền được thành lập, nhu cầu này đối với các quần xã nước ngọt và nước mặn đặc biệt được nhấn mạnh. Ông Fox nói: “Chúng tôi thấy hài lòng vì hệ thống MEOW đáp ứng được yêu cầu này đối với các vùng ven bờ với một cách thức phối hợp và chúng tôi hy vọng hệ thống chứng minh được giá trị của nó đối với việc xác định ưu tiên và lập kế hoạch cho các vùng biển.”

“Việc tạo ra hệ thống này là một thành công to lớn. Nó không chỉ tạo ra công cụ giá trị cho công tác bảo tồn và quản lý nguồn tài nguyên mà còn cung cấp thêm các thông tin về tính đang dạng của sự sống tại các vùng biển ven bờ và về tính cấp bách của các hành động bảo vệ môi trường biển.” ông Spalding giải thích thêm.

* Ví dụ, tại vùng quần đảo Bijagos biệt lập trong Vịnh Guinea West, loài hà mã biển sông tại các khu rừng ngập mặn.

* Hàng triệu con chim biển quý hiếm như chim hải âu lớn, chim hải âu và chim cánh cụt thường tập trung trên hòn đảo Gough ở Nam Đại Tây Dương, nơi có các ngọn núi lửa.

* Hơn 3.000 loài cá khác nhau sống tại vùng Tam giác San hô - Coral Triangle.

* Chim cánh cụt sống xung quanh các khu rừng ngập mặn và rạn san hô của vùng đảo Galapagos ngoài khơi Ecuador.

* Tại Mauritania, sự tồn tại những ngư dân đánh bắt theo truyền thống song song với các cá thể cá heo trong tự nhiên.

Hệ thống MEOW đã được phổ biến cho toàn bộ các quốc gia đã ký kết Công ước về Đa dạng sinh học. Nó cũng được sử dụng trong Công ước Ramsar về đất ngập nước cũng như các nghiên cứu mới về ngành thủy sản trên toàn cầu, sự phân bố của các loài cá và các mối đe dọa đối với môi trường biển toàn cầu. The World Wildlife Fund và The Nature Conservancy sẽ sử dụng cùng một hệ thống làm cơ sở cho việc lập kế hoạch các hoạt động quy mô lớn nhằm bảo vệ và quản lý vùng bờ và các đại dương.

Định nghĩa đầy đủ các vùng phân loại theo hệ thống phân loại mới có thể tham khảo ở đây http://www.nature.org/tncscience/files/spalding.pdf

Theo Nature Conservancy (Nguồn www.ficen.org.vn)