Các nhà nghiên cứu đã đi thám hiểm bằng tàu để tìm kiếm các sinh vật sống trong những vùng biển sâu nhất của Thái Bình Dương và phát hiện ra một loài hải quỳ mới sống tại những sinh cảnh hoàn toàn không ngờ tới – xác chết của một con cá voi.

Trên quan điểm của một chuyên gia về sinh vật biển thì việc phát hiện ra một loài hải quỳ mới không phải là một điều bất thường. Tuy nhiên, tìm thấy một loài sống trong xác chết của cá voi là một trường hợp đặc biệt.

Vì các nhà khoa học phát hiện ra những sinh vật này đầu tiên không phải là các chuyên gia về hải quỳ, họ đã gửi 10 mẫu vật họ thu được tới bà Meg Daly, phó giáo sư về sinh thái tiến hóa và sinh vật cơ thể học tại Đại học bang Ohio. Daly phụ trách một trong số ít các phòng thí nghiệm trên thế giới có trang bị các thiết bị để nghiên cứu hải quỳ.

Những sinh vật này thật tuyệt vì chúng tôi từ trước tới nay không bao giờ nghĩ hải quỳ lại được tìm thấy trên xác một con cá voi” bà cho biết.

Khi cá voi chết, xác của nó chìm xuống đáy đại dương. Các nhà khoa học gọi đó là “sự sụp đổ của cá voi” Hải quỳ mà bà Daly nhận được chỉ sống trên xương của cá voi chết khoảng 1.8 dặm (3.000 meters) dưới mực nước biển ở một vùng của Thái Bình Dương có tên là Monterey Canyon, cách bờ biển Monterey, California khoảng 25 dặm miles. Toàn bộ mẫu vật hiện nay đang lưu giữ ở phòng thí nghiệm của bà Daly đều được thu từ xác cá voi.

Loài hải quỳ này, được đặt tên là Anthosactis pearseae – hiện chưa có tên tiếng Anh – là những cá thể nhỏ, màu trắng và hình khối. Kích thước của nó khoảng bằng một phân tử cấu tạo cơ thể người và nhìn giống một cái răng với những xúc tua nhỏ ở một bên.

Daly và Luciana Gusmão, một sinh viên tiến sỹ tại phòng thí nghiệm của b miêu tả A. pearseae chi tiết trong số ra gần đây nhất của Tạp chí Lịch sử Tự nhiên. Hai nhà khoa học này cho rằng loài hải quỳ này thuộc giống Anthosactis chủ yếu do chiều dài đều đặn của các xúc tua – một đặc điểm chung của nhóm này gồm khoảng 7 loài hải quỳ.

“Chúng tôi dự định phân biệt loài Anthosactis với các nhóm hải quỳ khác bởi một loạt đặc điểm chứ không phải chỉ một đặc tính duy nhất” bà Daly nói.

Bà và Gusmão đã đặt tên chúng là A. pearseae lấy tên nhà tự nhiên học, ông Vicki Pearse, người đầu tiên thu được mẫu vật này trong chuyến thám hiểm bằng tàu biển. Ông Pearse làm việc trên tàu nghiên cứu Western Flyer của Viện Nghiên cứu Biển Vịnh Monterey. Pearse là chuyên gia nghiên cứu tại Viện Khoa học Hải Dương thuộc Trường đại học Santa Cruz.

Theo thông lệ tên của một loài động hoặc thực vật mới được phát hiện thường được đặt theo tên của người tìm ra nó hoặc địa điểm nơi nó được phát hiện.

Thu thập các sinh vật ở biển sâu là một quá trình mất nhiều công sức và cần nhiều thiết bị hiện đại như máy quay video dưới nước gắn với phương tiện được điều khiển từ xa (ROVs). ROV dùng ở các vùng biển sâu có các cánh tay máy và các thiết bị hút được sử dụng để thu mẫu vật.

“Nó giống như tàu ngầm được điều khiển từ trên mặt nước” bà Daly nói. Bà có kế hoạch đi tới Monterey Canyon vào cuối năm nay với hy vọng tìm được nhiều xác cá heo có loài hải A. pearseae sống trên các xương cá. Một chuyến khảo sát thành công có thể trả lời một số câu hỏi mà bà Daly còn nghi ngờ về bản thân loài hải quỳ và rộng hơn có thể đem lại một số thông tin về việc hoạt động của con người ảnh hưởng đến hệ sinh thái đặc biệt này như thế nào .

“Một đặc điểm về quần xã này là chúng dường như có tính phù du và ngẫu nhiên” bà Daly nói “Cá voi chết đi xác của nó vẫn ở nguyên vị trí đó. Nhưng thực tế đây là một số trong những quần xã ở biển sâu ổn định nhất.

“Hiểu rõ hơn về các quần thể ở biển sâu có thể giúp chúng ta hiểu được con người gây rat hay đổi về sinh thái thế nào, có thể thông qua việc đánh bắt cá voi hoặc biến đổi khí hậu toàn cầu.” bà giải thích và chỉ ra rằng rất ít hiện tượng cá voi di cư dọc theo bờ biển California.

Trong khi phần thị của xác cá voi phân hủy trong nhiều tuần, phần xương tồn tại khoảng 60 đến100 năm.

“Khi quá trình đó xảy ra, các vi sinh vật phân hủy xương giải phóng lưu huỳnh” bà Daly nói. “Một quần xã các sinh vật biển sử dụng lưu huỳnh để tạo ra năng lượng giống như các loài thực vật chuyển ánh sáng thành năng lượng.”

Bà Daly chưa biết rõ về loài A. pearseae ngoài đặc điểm miêu tả hình dạng của nó. Bà và Gusmão không chắc tuổi của các sinh vật này và nói rằng hải quỳ có thể sống hàng trăm năm. Họ cũng không chắc chắn về việc loài A. pearseae sinh sản thế nào (mỗi con hải quỳ có thể có cơ quan sinh dục cái và đực) hoặc có phải chúng chỉ sống duy nhất trên xác chết của cá voi.

“Cho tới nay, chỉ có một xác cá voi chết là nơi duy nhất chúng tôi tìm thấy những con hải quỳ này” bà Daly nói.

Bà và Gusmão đang lập kế hoạch đưa loài A. pearseae vào một nghiên cứu tiến hóa lâu dài về những mối quan hệ di truyền của các loài hải quỳ. Loài A. pearseae thuộc nhóm hải quỳ rất đa dạng bà Daly cho biết và so sánh chuỗi gene của các con hải quỳ có thể giúp các nhà khoa học hiểu được các loài khác nhau tiến hóa thế nào theo thời gian.

Theo ScienceDaily (www.ficen.org.vn)